Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI HÒN ĐẤT, XÃ THỔ SƠN, HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI HÒN ĐẤT, XÃ THỔ SƠN, HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI HÒN ĐẤT, XÃ THỔ SƠN, HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

Phạm Thị Thu Trang, Võ Thế An, Trần Thị Cẩm, Trình Thị Thanh Thương, Trần Thanh Thiện, Võ Quang Minh

Bộ môn Tài nguyên đất đai, Trường Đại học Cần Thơ. Email: trangb1606519@student.ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá hiện trạng và tiềm năng của cây dược liệu tại vùng núi Hòn Đất, Kiên Giang. Đây là vùng đất núi, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng đất thấp. Dựa vào 5 phương pháp: thu thập thông tin, khảo sát thực địa, phỏng vấn, định danh và phân tích để hoàn thành mục tiêu đề ra; đề xuất một số giải pháp pháp triển bền vững nguồn dược liệu này. Kết quả khảo sát có 59 loài thuộc 34 họ, 2 ngành: ngành Dương xỉ (Polydiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliaphyta). Có 5 trong tổng số 59 loài khảo sát được tại núi Hòn Đất cần được tập trung phát triển ở quy mô lớn: Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), Dừa cạn (Cantharanthus roseus), Hoàng bá (Phellodendron chinensis), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium), Đỗ trọng (Eucommiaceae ulmoides). Việc khai thác cây thuốc tại đây vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, điều này dẫn đến sự đa dạng về loài trên vùng đất này giảm. Để có thể bảo tồn và phát triển cây thuốc bền vững, cần có một số giải pháp và kế hoạch khai thác và phát triển; xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc.

Từ khóa: Cây dược liệu, hiện trạng, tiềm năng, phát triển, Hòn Đất

 

Assessing the current status and potential development of medicinal plants in Hon Dat mountainous area, Tho Son commune, Hon Dat district, Kien Giang provicne

Pham Thi Thu Trang, Vo The An, Tran Thi Cam, Trinh Thi Thanh Thuong, Tran Thanh Thien, Vo Quang Minh

Department of Land resources, Can Tho University

SUMMARY

The study aims to survey and evaluate the current status and potential of medicinal plants at Hon Dat mountainous area. Soil properties are mainly sandy, low nutrients and water retention, low pH. The methods including: information gathering, field survey, household interview, identification and analysis to accomplish the objectives as to propose some solutions for sustainable development of this medicinal source. The result showed that there are 59 species belonging to 34 families, 2 branches: Polydiophyta and Magnoliaphyta. There are 5 out of 59 surveyed species in Hon Dat mountainous area that need to be focused on large-scale development: Diep ha chau (Phyllanthus urinaria), Dua can (Cantharanthus roseus), Hoang ba (Phellodendron chinensis), Kim Tien Thao (Desmodium styracifolium), Do trong (Eucommiaceae ulmoides). The exploitation of medicinal plants is still no specific plan, which leads to a reduction in species diversity. In order to be able to conserve and develop sustainable medicinal plants, a number of solutions must be given such as developing exploitation and development plans; building gardens to conserve medicinal plants.

Keywords: Medicinal plants, current status, potential, development, Hon Dat.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt

Cơ quan: Hội Khoa học Đất Việt Nam Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 28/10/2019

Ngày thông qua phản biện: 25/5/2020

Ngày duyệt đăng: 08/6/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374