Nguyễn Trung Nghĩa1, Nguyễn Minh Phượng2, Nguyễn Minh Đông2
Trường Đại học An Giang.
2 Trường Đại học Cần Thơ.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp của việc trồng cây chịu mặn và bón vôi để cải thiện đặc tính bất lợi của đất lúa nhiễm mặn. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 6 nghiệm thức: (1) không cây – không vôi, (2) đậu nành – không vôi, (3) điên điển mấu – không vôi, (4) không cây – bón 1,2 tấn vôi/ha, (5) đậu nành – bón 1,2 tấn vôi/ha, (6) điên điển mấu – bón 1,2 tấn vôi/ha. Kết quả cho thấy trồng điên điển mấu và đậu nành có thể thay thế hoặc hỗ trợ vôi trong cải thiện hóa tính đất lúa nhiễm mặn như: giảm 37,0 – 45,3% ECe đất; giảm 19,6 – 42,8% Na+ trao đổi; tăng 27,3 – 44,6% Ca2+ trao đổi so với không trồng cây. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất gia tăng 58,0 – 63,2% khi trồng đậu nành và tăng gấp đôi khi trồng điên điển. Trị số ESP và SAR của đất cũng giảm ý nghĩa ở nghiệm thức trồng điên điển và đậu nành so với bón vôi. Vì vậy, đậu nành MTĐ-748 và điên điển mấu rất tiềm năng để trồng cho cải thiện đất lúa nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Từ khóa: Cải tạo đất mặn, đậu nành MTĐ-748, điên điển mấu, Đồng bằng sông Cửu Long.
Amelioration of salt – affected rice soils in the Mê Kông delta by cultivation of salt – tolerant crops in combination with lime amendment
Nguyen Trung Nghia1, Nguyen Minh Phuong2, Nguyen Minh Dong2
1 An Giang University
2 Can Tho University
SUMMARY
The study was conducted to evaluate the effects of using salt – tolerant crops for reclaiming salt – affected paddy soil in combination with lime application. The field trials was laid out in randomized complete block design (RCBD) with 6 treatments: (1) no planting – no lime amendment; (2) cropping soybean without lime; (3) cropping Sesbania rostrata (L.) without lime; (4) no planting – lime amendment 1.2 ton/ha; (2) cropping soybean with lime amendment 1.2 ton/ha; (3) cropping Sesbania rostrata (L.) with lime amendment 1.2 ton/ha. The results showed that growing Sesbania rostrata (L.) and soybean (alone or in combination with lime application) could replace or support lime on improving significantly soil chemical properties of salt – affected soils such as: lowering 37.0 – 45.3% of soil ECe; reducing 19.6 – 42.8% of exchangeable Na+; increasing 27,3 – 44,6% of exchangeable Ca2+ in comparison with control. Soil ESP and SAR also decreased by planting S. rostrata (L.) or soybean in combination with liming. Soil organic matter (%OM) increased 58.0% – 63.2% in soybean plots and double in S. rostrata (L.) plots. Accordingly, both soybean variety MTD – 748 or S. rostrata (L.) have the potential to cultivate for improving salt – affected paddy soils in coastal provinces of the Mê Kông delta.
Keywords: Salt – affected soil reclaimation, soybean MTD-748, Sessbania rostrata (L.), Mê Kông delta
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần
Cơ quan: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 15/6/2019
Ngày thông qua phản biện: 03/7/2019
Ngày duyệt đăng: 05/7/2019