Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT HỢP VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (Gluconacetobacter diazotrophicus) VÀ PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA

ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT HỢP VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (Gluconacetobacter diazotrophicus) VÀ PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA

ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT HỢP VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM (Gluconacetobacter diazotrophicus) VÀ PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA

Vũ Văn Long1*, Châu Thị Hen Em1, Lê Bích Tuyền2, Trần Văn Dũng3, Nguyễn Khởi Nghĩa3

1Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang

2Khoa Khoa học thực phẩm và Sức khỏe, Trường Đại học Kiên Giang

3Khoa Khoa học Đất, Trường Đại học Cần Thơ

*Email: vvlong@vnkgu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả bón giảm phân đạm kết hợp với vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trong điều kiện nhà lưới. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 trong nhà lưới Trường Đại học Kiên Giang. Thí nghiệm được thực hiện được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức của thí nghiệm bao gồm: NT1-Không chủng vi khuẩn, không bón phân đạm; NT2-Không chủng vi khuẩn, bón 100% N; NT3-Chủng vi khuẩn (108 CFU/mL) + bón 100%N; NT4-Chủng vi khuẩn (108 CFU/mL) + bón 75% N; NT5-Chủng vi khuẩn (108 CFU/mL) + 50% N. Kết quả nghiên cứu cho thấy áp dụng bón giảm từ 25-50% lượng phân N kết hợp với vi khuẩn G. diazotrophicus có thể duy trì chiều cao và số chồi hữu hiệu, chỉ số SPAD của cây lúa so với bón 100%N vào các giai đoạn 20, 45, 60, và 75 ngày sau khi sạ. Tương tự, áp dụng bổ sung vi khuẩn G. diazotrophicus trong điều kiện bón giảm từ 25 – 50% lượng phân N có thể giúp giảm làm lượng phân hóa học trong khi vẫn duy trì được sinh khối, thành phần năng suất và năng suất lúa so với bón thông thường theo nông dân (100%N).

Từ khóa: cây lúa, cố định đạm, đất phù sa, Gluconacetobacter diazotrophicus, phân đạm.

SUMMARY

Effects of combined nitrogen-fixing bacteria (Gluconacetobacter diazotrophicus) with nitrogen fertilization on the growth and rice yield

Vu Van Long1, Chau Thi Hen Em1, Le Bich Tuyen2, Tran Van Dung3, Nguyen Khoi Nghia3

1Faculty of Natural Resources – Environment, Kien Giang University, Vietnam
2Faculty of Food Sciences and Health, Kien Giang University, Vietnam
3Faculty of Soil Science, College of Agriculture, Can Tho University, Vietnam

This study aimed to evaluate the effects of combined nitrogen application and inoculation of rice seed with the Gluconacetobacter diazotrophicus bacteria on growth and rice yield under greenhouse conditions. The study was implemented from 9/2023 to 12/2023 in the greenhouse area in the Kien Giang University. The experiment was conducted in a completely randomized design with five treatments and four replications. The treatments included: NT1-no bacterial and nitrogen fertilization; NT2-no bacterial and 100% N fertilization; NT3-applying bacteria (108 CFU/mL) + 100% N fertilization; NT4-applying bacteria (108 CFU/mL) + 75% N fertilization; and NT5-applying bacteria (108 CFU/mL) + 50% N fertilization. The results indicated that the reducing 25-50% N fertilizer combined with G. diazotrophicus maintained the plant height, number of active tillers, and SPAD index compared to the 100% N application treatment at 20, 45, 60, and 75 days after sowing. Similarly, the reduction of a 25-50% N fertilizer combined with G. diazotrophicus could reduce the amount of N fertilizer while maintaining the rice biomass, yield components, and grain yield compared to the conventional practice (100% N).

Keywords: alluvial soil, Gluconacetobacter diazotrophicus, nitrogen fertilizer, nitrogen fixation, paddy rice.

 

Người phản biện: GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa
Email: htthoa@hueuni.edu.vn

Ngày nhận bài: 01/5/2024

Ngày thông qua phản biện: 11/5/2024

Ngày duyệt đăng: 17/6/2024

024 3821 0374