Home / Tin tức / QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1858-1945)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1858-1945)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1858-1945)

Ts Nguyễn Đình Bồng

 

1858-1883: Quá trình xâm lược Việt Nam. 1858 Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 1859 Pháp đánh chiếm Gia Định. 1862 Hiệp ước nhượng 3 tỉnh Đông Nam. 1867 Pháp chiếm ba tỉnh phía Tây Nam. 1873 Pháp chiếm thành Hà Nội. 1874 Hòa ước trả lại Bắc bộ. 1882 Pháp chiếm thành Hà Nội, 1884 ký Hòa ước Petenotre.

1884-1945: Chương trình khai thác thuộc địa. Tập trung vào ba vấn đề: i) Tổ chức bộ máy cai trị. ii) Thiết lập hệ thống thuế. iii) Xây dựng các công trình cần thiết cho việc khai thác Đông Dương, chia Việt Nam thành ba Kỳ (Bắc Kỳ – Trung Kỳ – Nam Kỳ). Duy trì phương thức sản xuất phong kiến (tự cung tự cấp và manh mún), thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (đồn điền lớn ở phía Nam).

Pháp luật đất đai: Phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ. Duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chế độ chiếm hữu ruộng đất: ủng hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân.

Tổ chức bộ máy quản lý đất đai: Thiết lập hệ thống quản lý đất đai ba cấp: Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ hoặc Thống đốc Nam Kỳ; Cơ quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; Cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là trưởng bạ ở Bắc kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ.

Chế độ quản lý đất đai: Bắc Kỳ áp dụng chế độ quản thủ địa chính: Sở Địa chính Bắc Kỳ được thành lập năm 1906. Từ năm 1921 đến năm 1928 các tỉnh Bắc Kỳ đã tiến hành lập các Ty Địa chính. Việc quản thủ địa chính bao gồm đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và việc cập nhật thường xuyên các biến động vào các tài liệu trên. Trung Kỳ áp dụng chế độ quản thủ địa chính. Sở Bảo tồn Điền trạch ở Trung kỳ được thành lập năm 1930, sau đó đổi thành Sở Bảo tồn địa chính. Nam Kỳ áp dụng chế độ quản thủ điền thổ. Năm 1867 người Pháp lập Sở Địa chính Sài gòn, năm 1869 lập Sở Địa chính Nam kỳ. Việc quản thủ địa chính bao gồm: đo đạc, lập bản đồ giải thửa.

Hoạt động quản lý đất đai: Đo đạc bản đồ: Từ năm 1871 đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính ở Nam Kỳ, sau đó triển khai ra khắp lãnh thổ phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai và thiết lập hồ sơ địa chính bao gồm 3 loại Bản đồ đo đạc, Bản đồ giải thửa và Bản phác họa giải thửa.

Tóm lại, quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc được thực hiện:

I) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,

II) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ);

III) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát.

 

 

 

 

 

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374