Nguyễn Võ Kiên1* , Lưu Thế Anh1 , Lê Thái Bạt2 , Võ Đình Sức3 , Nguyễn Hùng Cường4
1Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: nvkww79@gmail.com
2Hội Khoa học Đất Việt Nam
3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN & MT
4Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN & PTNT
TÓM TẮT
Kết quả điều tra, phân loại và thành lập bản đồ đất theo hệ thống tham chiếu tài nguyên đất của FAO/WRB 2014 xác định đất gò đồi tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính được phân thành 31 đơn vị với tổng diện tích 185.574,27ha; chiếm 47,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Cụ thể như sau: (1) Nhóm đất nhân tác (Anthrosols) có diện tích 36.298,82ha, chiếm 19,56% tổng quỹ đất vùng gò đồi; (2) Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) có 11.245,55ha, chiếm 6,06%; (3) Nhóm đất glây (Gleysols) có diện tích 10.724,52ha, chiếm 5,78%; (4) Nhóm đất loang lổ (Plinthosols) có 39.695,5 ha; chiếm 21,39%; (5) Nhóm đất xám (Acrisols) có 119.050,25ha, chiếm 42,76%; (6) Nhóm đất phù sa (Fluvisols) có 8.255,13ha, chiếm 4,45%. Đất có khả năng phát triển nông nghiệp chiếm diện tích lớn: Đất phân bố ở độ dốc < 15o thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là 128.811,9ha, chiếm 69,4% diện tích đất vùng gò đồi. Ở độ dốc từ 15 – 25o có 56.762,4ha, chiếm 30,06% phù hợp phát triển nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. Phân theo tầng dày chỉ có 100 nghìn ha tầng dày > 70cm, chiếm 53,9% tổng diện tích đất vùng gò đồi; tầng dày 50 – 70cm có 21,46 nghìn ha, chiếm 11,56%; < 50cm có 64,11 nghìn ha, chiếm 34,5%. Qua mối quan hệ giữa độ dốc và tầng dày đất cho thấy: Diện tích đất đồi núi ít dốc, có tầng đất trung bình và dày; rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đa phần đất gò đồi của tỉnh có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thoát nước tốt. Hầu hết đất có độ phì tiềm tàng trung bình.
Từ khoá: phân loại, đất gò đồi, Bắc Giang, cơ sở tham chiếu, hạn định nguyên tắc, hạn định bổ sung.
SUMMARY
Studying on the correlation of hilly soil classification of Bac Giang province
with soil classification system of FAO/WRB 2014
Nguyen Vo Kien1 , Luu The Anh1 , Le Thai Bat2 , Vo Dinh Suc3 , Nguyen Hung Cuong4
1 Institute of Resources and Environment, Hanoi National University
2 Vietnam Society of Soil Science
3 Institute of Meteorological and Hydrological Science, Ministry of Resources and Environment
4 National Institute of Agricultural Planning and Projection
Survey results, classification and compilation of soil map of hilly area in Bac Giang province according to the FAO World Reference Base for Soil Resources, 2014 identified 6 reference soil groups classified into 30 soil varieties (phase) with a total area of 185,574.3 ha; accounting for 47.6% of the total natural area of the province. These soils are as follows: (1) Anthrosols occupied an area of 36,298.82ha, accounting for 19.56% of the total hilly area.
(2) Leptosols occupied 11,245.55ha, accounting for 6.06%; (3) Gleysols occupied 10,724.52ha, accounting for 5.78%; (4) Plinthosols occupied 39,695.5ha, accounting for 21,39%; (5) Acrisols occupied 79,354.7ha, accounting for 42,76%; (6) Fluvisols occupied 8,255.13ha, accounting for 4.45%. Suitable area for agricultural development is large. The land area at the slope < 15 degree is favorable for agricultural development. The land area at the slope from 15 to 25 degree is 56,762.4ha, accounting for 30.06% that suitable for agroforestry. The area with soil layer thickness > 70cm covers 100.000ha, accounting for 53.9% of total hilly area. The area with soil layer thickness from 50 to 70cm is 21.460ha, accounting for 11.56%; The area with soil layer thickness < 50cm is 64.110ha, accounting for 34.5%. Generally speaking, the hilly land area has less steep and soil layer thickness that favourable for agricultural development. Most of the hilly soils are acidic, with light to medium soil texture and are well drained. The last ones have medium potential fertility.
Keywords: classification, hilly soils, Bacgiang, WRB, principal qualifiers, supplementary qualifiers.
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 20/5/2021
Ngày thông qua phản biện: 15/6/2021
Ngày duyệt đăng: 20/6/2021