Home / Tin tức / KHẢ NĂNG ĐỆM LÂN CỦA ĐẤT VÀ NGUY CƠ RỬA TRÔI LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN BÓN GIẢM PHÂN LÂN DÀI HẠN TRÊN ĐẤT PHÈN CANH TÁC LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

KHẢ NĂNG ĐỆM LÂN CỦA ĐẤT VÀ NGUY CƠ RỬA TRÔI LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN BÓN GIẢM PHÂN LÂN DÀI HẠN TRÊN ĐẤT PHÈN CANH TÁC LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vũ Văn Long1, Phạm Thị Mỹ Hạnh2, Huỳnh Thiện Khiêm3, Đoàn Thị Trúc Linh3, Châu Minh Khôi3
Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang.
2Ủy ban nhân dân xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
3Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đệm lân (P) và nguy cơ rửa trôi P ra môi trường trên nhóm đất phèn hoạt động canh tác lúa hai vụ tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Mẫu đất được thu thập vào giai đoạn thu hoạch của vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 – 2014 trên các ô thí nghiệm đã được áp dụng bón giảm phân P với các mức độ khác nhau trong 5 vụ canh tác lúa liên tiếp từ ĐX 2011 – 2012 đến ĐX 2013 – 2014. Các nghiệm thức bao gồm: Không bón P (P0), bón 37,5 kg P2O5/ha (P37,5) và bón 75 kg P2O5/ha (P75). 5g đất được thêm vào 100 mL dung dịch có nồng độ P từ 0 – 60 mg/L trong 24 giờ để xác định lượng P hấp phụ, phần trăm P hấp phụ, khả năng đệm P tối đa và độ bão hòa P của đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy phần trăm P hấp phụ vẫn duy trì cao trên cả ba nghiệm thức bón phân P (xấp xỉ 99%). Không bón P hoặc bón 37,5 kg P2O5/ha giúp gia tăng khả năng đệm P tối đa của đất so với nghiệm thức bón phân giống nông dân (75 kg P2O5/ha). Duy trì bón 75 kg P2O5/ha trong canh tác lúa làm tăng độ bão hòa P của đất so với không bón P hoặc bón 37,5 kg P2O5/ha. Đất thí nghiệm tại An Giang được đánh giá chưa có nguy cơ rửa trôi P ra môi trường. Cần có các nghiên cứu về khả năng đệm P và rửa trôi P trên các nhóm đất canh tác lúa khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Bão hòa lân, đất phèn hoạt động, đệm lân, Langmuir, rửa trôi lân.

Phosphorus buffering capacity and the risk of leaching phosphorus under long – term reduced phosphorus application in the acid sulfate soils in the Mê Kông Delta
Vu Van Long1, Pham Thi My Hanh2, Huynh Thien Khiem3, Doan Thi Truc Linh3, Chau Minh Khoi3
1Kien Giang Universtity
2 People’s Committee of Phuong Thanh Commune,
Cang Long District, Tra Vinh Province
3Can Tho University
SUMMARY
The aims of this study were to determine the phosphorus (P) buffering capacity and P leaching risk to the environment in the long – term reduced P application in the acid sulfate soils under double rice in the Ta Danh commune, Tri Ton district, An Giang province. Soil samples were taken in the harvest stage in the Winter – Spring (WS) 2013 – 2014 crop in the trial plots that were applied different P fertilizer rates in five consecutive crops from WS 2011 – 2012 to WS 2013 – 2014. Three P rates were: no P fertilizer (P0), 37.5 kg P2O5/ha (P37.5) and 75 kg P2O5/ha as the farmer’s practices (P75). 5g soil samples were shaken with the increasing concentration of solution P (0 – 60 mg P/L) in 24 hours to evaluate the maximal P adsorption, the maximal P buffering capacity (PBC) and the degree of P saturation (DPS). The results showed that the P adsorption percent in all the treatments is approximately 99%. No P fertilizer or 37.5 kg P2O5/ha applied increased the maximal phosphorus buffering capacity compared with the 75 kg P2O5/ha treatment. Applied 75 kg P2O5/ha could increased the degree of phosphorus saturation compared to no P fertilizer or 37.5 kg P2O5/ha. The acid sulfate soils in An Giang province has no risk of leaching P to the environment. It is recommended that PBC and DPS in other paddy soils should be studied to assess the risk of P leaching to environment, consequently, to enhance the P efficiency management in rice production in the Mê Kông Delta.
Keywords: Actual acid sulfate soil, Langmuir, leaching, P buffering, P saturation.

Người phản biện: PGS.TS. Trần Văn Dũng
Cơ quan: Đại học Cần Thơ
Email: tvandung@ctu.edu.vn
Ngày nhận bài: 15/6/2019
Ngày thông qua phản biện: 03/7/2019
Ngày duyệt đăng: 15/7/2019

024 3821 0374