Home / Tin tức / SỬ DỤNG VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP EXOPOLYMERIC ĐỂ CẢI THIỆN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT MẶN THẠNH PHÚ – BẾN TRE

SỬ DỤNG VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP EXOPOLYMERIC ĐỂ CẢI THIỆN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT MẶN THẠNH PHÚ – BẾN TRE

Nguyễn Quốc Khương1*, Nguyễn Minh Nhật2, Lê Vĩnh Thúc1, Nguyễn Hồng Huế1, Trần Ngọc Hữu1, Đỗ Thị Xuân3, Trần Chí Nhân4, Lý Ngọc Thanh Xuân4*

1 Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ * Email: nqkhuong@ctu.edu.vn

2 Sinh viên ngành Khoa học Cây trồng khóa 44, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

3 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ

4 Trường Đại học An Giang; Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh * Email: lntxuan@agu.edu.vn

 

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiệu quả các dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía (PNSB) tiết exopolymeric đến sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lặp lại. Trong đó, nhân tố mức độ mặn gồm 0‰, 2‰, 3‰ và 4‰ và nhân tố PNSB gồm không vi khuẩn, E1, E2, E3, và hỗn hợp E1, E2 và E3, mật số 1,812 x 105 CFU/g đất khô. Kết quả cho thấy bổ sung dòng đơn E1, E2, E3 hoặc hỗn hợp ba dòng E1, E2 và E3 tăng chiều cao cây, số bông trên chậu, tỷ lệ hạt chắc và năng suất hạt ở độ mặn 2 – 4‰. Khối lượng lúa của nghiệm thức bổ sung hỗn hợp ba dòng E1, E2 và E3 có tưới nước mặn 4‰ đạt tương đương trong điều kiện không tưới mặn và không vi khuẩn, với 12,4 và 12,0 g/chậu. Sử dụng dòng đơn hay hỗn hợp ba dòng tăng hàm lượng NH4 + (28,5 – 31,2 mg NH4 + /kg), lân dễ tiêu (10,0 – 13,3 mg P/kg) và giảm Na+ (0,61 – 1,87 meq Na+ /100 g) so với không vi khuẩn.

Từ khóa: đất lúa – tôm, exopolymeric, vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía.

 

SUMMARY

Use of purple nonsulfur bacteria releasing exopolymeric to improve rice growth and yield under saline soil Thanh Phu – Ben Tre

Nguyen Quoc Khuong1, Nguyen Minh Nhat2, Le Vinh Thuc1, Nguyen Hong Hue1, Tran Ngoc Huu1, Do Thi Xuan3, Tran Chi Nhan4, Ly Ngoc Thanh Xuan4

1 Department of Crop Science, College of Agricultural, Can Tho University

2 BSC Student

3 Institue of Biotechnology Development, Can Tho University

4 An Giang University, Hochiminh City National Univeristy

 

Objective of this study was to determine the efficiency of potential strains of purple nonsulfur bacteria (PNSB) releasing exopolymeric on rice plant growth and yield in saline soil. A 4 x 5 factorial experiment consisted of levels of irrigated salinity (0‰, 2‰, 3‰, 4‰) and PNSB (None, E1, E2, E3, mixture of E1, E2, E3 containing 1.812 x 105 CFU g -1 dry soil weight) was arranged in a randomized complete block design in saline soil, with four replications. Results showed that the supplement of each single strain E1, E2, E3 or mixture of strains E1, E2, E3 enhanced plant height, number of panicles per pot, percentage of filled grain and rice yield in saline soil with salt irrigation at 2 – 4‰. Rice grain yield of mixed PNSB supplement in conditions of saline water irrigation at 4‰ equally obtained treatment no saline water irrigation and no added PNSB, with 12.4 và 12.0 g pot-1 . Moreover, the use of single strain or mixture of strains E1, E2, E3 enhanced concentrations of available ammonium (28.5 – 31.2 mg NH4 + /kg), soluble phosphorus (10,0 – 3,3 mg P/kg), and reduced exchangeable sodium (,61 – 1,87 meq Na+ /100 g) as compared to no PNSB.

Keywords: δ-aminolevulinic acid, purple nonsulfur bacteria, rice-shrimp saline soil.

 

Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Đông

Email: nmdong@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 09/7/2021

Ngày thông qua phản biện: 25/8/2021

Ngày duyệt đăng: 06/9/2021

024 3821 0374