Home / Tin tức / HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN XỈ THÉP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÈN HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN XỈ THÉP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÈN HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Thị Phương Đài1, Lê Văn Khoa2, Võ Quang Minh2

1Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang,

2Đại học Cần Thơ

Email: dainguyen.ev@gmail.com

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến biến động một số đặc tính hóa học và hiệu quả cải thiện năng suất lúa trên đất phèn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, với 3 lần lặp lại, liều lượng phân bón trong mỗi nghiệm thức: (1) bón 3 tấn/ha vôi, (2) bón 3 tấn/ha phân xỉ thép và (3) bón 3 tấn/ha phân compost bã bùn mía; tất cả các nghiệm thức đều bón trên nền nông dân (131 kg N + 41 kg P2O5 + 108 kg K2O)/ha. Qua phân tích hàm lượng dưỡng chất của các mẫu đất cho thấy việc bón phân xỉ thép giúp cải thiện độ chua đất, độ dẫn điện, hàm lượng carbon hữu cơ, khả năng trao đổi cation, lân tổng số, lân dễ tiêu, các cation trao đổi (kali, natri, magiê) và đạt năng suất lúa cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón vôi và nghiệm thức bón phân compost bã bùn mía. Tuy nhiên, đạm tổng số và canxi trao đổi chưa cải thiện đáng kể. Nhìn chung, bón phân vô cơ kết hợp bón xỉ thép là giải pháp thích hợp giúp cải thiện dưỡng chất cho đất và gia tăng năng suất lúa trên vùng đất phèn.

Từ khóa: đặc tính đất, đất phèn, năng suất lúa, xỉ thép, huyện Tri Tôn.

 

Efficiency of steel lag fertilizer to rice yield and chemical properties of acid sulfate soil in Tri Ton district, An Giang province

Nguyen Thi Phuong Dai1, Le Van Khoa2, Vo Quang Minh2

1An Giang Department of Natural Resources and Environment,

2Can Tho University

SUMMARY

The study was conducted to assess the effect of steel slag fertilizer on change of some chemical soil properties and to improve rice yield on acid sulfate soil in Vinh Phuoc commune, Tri Ton district, An Giang province. Field experiment was arranged in completely randomized block design three treatments, three replications, the dose of fertilizer in each treatment: (1) 3 tons/ha lime, (2) 3 tons/ha steel slag fertilizer, (3) 3 tons/ha sugarcane filter cake compost; all treatments were applied on farmers’ practice (131 kg N + 41 kg P2O5 + 108 kg K2O)/ha. The analysis of nutrient contents of soil samples showed that applied steel slag fertilizer has improved soil acidity, electricity conductivity, organic carbon, cation exchange capacity, total phosphorus, phosphorus availability, contents of exchangeable (K+, Na+, Mg2+) and rice yield was the highest, which was statistically significant different from other treatments. However, total nitrogen, calcium exchange have not significantly improved. In general, the application of inorganic fertilizers combined with steel slag fertilizer is appropriate solution to improve soil nutrients and to increase rice yield in acid sulphate soil.

Keywords: acid sulfate soil, chemical properties, rice yield, steel slag, Tri Ton district.

 

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần

Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 19/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 05/11/2020

Ngày duyệt đăng: 05/11/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374