ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 ĐỂ THEO DÕI DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Ngọc Thanh1*, Cao Minh Hiếu1, Trần Thị Thùy Hương1, Nguyễn Thị Thùy An1
[1]Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế*E-mail: nguyenngocthanh@hueuni.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này ứng dụng viễn thám để theo dõi sự biến động nhiệt độ bề mặt đất tại thành phố Đồng Hới giai đoạn 2020 – 2024, đồng thời đánh giá sự khác biệt nhiệt độ giữa các loại hình sử dụng đất. Dữ liệu từ băng tần nhiệt 10 của vệ tinh Landsat 8 được sử dụng để trích xuất và phân tích xu hướng nhiệt độ bề mặt theo không gian và thời gian. Kết quả cho thấy nhiệt độ bề mặt đất tại thành phố Đồng Hới dao động từ 18,67°C đến 50,71°C. Trong đó, đất xây dựng và đất cát có nhiệt độ cao nhất (43 – 45°C), trong khi đất trồng rừng và mặt nước duy trì mức nhiệt thấp hơn (30 – 34°C). Đất trồng lúa có mức nhiệt trung bình (34 – 39°C) với sự dao động theo thời gian. Phân tích ANOVA kết hợp với kiểm định Duncan xác nhận rằng sự khác biệt nhiệt độ bề mặt giữa các loại hình sử dụng đất có ý nghĩa thống kê, với ba nhóm được xác định rõ ràng. Những phát hiện này nhấn mạnh tác động của quá trình đô thị hóa đối với nhiệt độ bề mặt đất và tầm quan trọng của việc bảo tồn không gian xanh. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ quy hoạch đô thị bền vững, hướng đến việc giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị thông qua các chiến lược phát triển hạ tầng xanh.
Từ khóa: GIS, Landsat 8, nhiệt độ đô thị, Đồng Hới, Quảng Bình.
SUMMARY
Application of landsat 8 satellite imagery to monitor land surface temperature in Dong Hoi city, Quang Binh province
Nguyen Ngoc Thanh1, Cao Minh Hieu1,Tran Thi Thuy Huong1, Nguyen Thi Thuy An1
1University of Agriculture and Forestry, Hue University
This study applied remote sensing to monitor land surface temperature (LST) variations in Dong Hoi city from 2020 to 2024 and to evaluate temperature differences across various land use types. Band 10 data from the Landsat 8 satellite was utilized to extract and analyze LST trends across spatial and temporal dimensions. The results showed that LST in Dong Hoi varied between 18.67°C and 50.71°C. Among land use types, built-up areas and sandy land experienced the highest temperatures (43 – 45°C), whereas forested land and water bodies sustained lower temperatures (30 – 34°C). Rice cultivation regions maintained moderate temperatures (34 – 39°C), exhibiting temporal fluctuations. The ANOVA combined with the Duncan post-hoc test confirmed that the differences in land surface temperature among land use types were statistically significant, with three distinct groups clearly identified. These findings highlighted the impact of urbanization on LST and emphasized the crucial role of green spaces in mitigating temperature rise. This study provides a scientific foundation for sustainable urban planning, aiming to mitigate the urban heat island effect through green infrastructure strategies.
Keywords: GIS, Landsat 8, urban heat, Dong Hoi city, Quang Binh.
Ngày nhận bài: 19/3/2025
Ngày thông qua phản biện: 21/5/2025
Ngày duyệt đăng: 12/6/2025