TIỀM NĂNG TUẦN HOÀN, GIẢM PHÁT THẢI CÁC PHỤ PHẨM TỪ TRÁI THANH LONG
Trần Ngọc Giàu1, Nguyễn Minh Thủy1, Hồng Văn Háo1, Võ Quang Minh2*
[1]Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ2Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
*E-mail: vqminh@ctu.edu.vn
TÓM TẮT
Thanh long là loại cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại quả này rất giàu hợp chất có hoạt tính sinh học gồm acid phenolic, flavonoid và các sắc tố như betalain và anthocyanin, góp phần tạo nên đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Thanh long là một loại trái cây có tiềm năng cao trong chế biến các sản phẩm mứt, sữa chua, rượu vang… Tuy nhiên, các sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình chế biến có thể chiếm khoảng 33% trọng lượng quả, thường được thải bỏ như chất thải. Vì vậy, mục tiêu của bài viết đánh giá tiềm năng tuần hoàn và việc sử dụng các sản phẩm phụ từ trái thanh long như một cách để tận dụng tối đa thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng. Chiến lược này khuyến khích thu hồi các thành phần có giá trị từ các phụ phẩm, thúc đẩy tính bền vững của môi trường. Từ đây, các vùng trồng thanh long sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sau thu hoạch, giảm phát thải trong quá trình chế biến sẽ bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên bằng cách giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính và duy trì sự ổn định sinh thái.
Từ khóa: kinh tế tuần hoàn, phát thải khí nhà kính, phụ phẩm, trái thanh long.
SUMMARY
Potential for circulation and reduction of emissions of by-products from dragon fruit
Tran Ngoc Giau1, Nguyen Minh Thuy1, Hong Van Hao1, Vo Quang Minh2
1Institute of Biotechnology and Food, Can Tho University
2College of Environment and Natural Resources, Can Tho University
Dragon fruit is an important crop in tropical and subtropical regions. It is rich in bioactive compounds, including phenolic acids, flavonoids, and pigments such as betalains and anthocyanins, which contribute to its antioxidant, anti-inflammatory, and antibacterial properties. Dragon fruit is a fruit with high potential for processing into jams, yogurts, wines, etc. However, the by-products generated during processing can account for about 33% of the fruit weight, which are often discarded as waste. Therefore, the aim of this paper is to evaluate the circular potential and the use of dragon fruit by-products as a way to maximize the utilization of food to create value-added products. This strategy encourages the recovery of valuable components from by-products, promoting environmental sustainability. From here, dragon fruit growing areas use post-harvest resources efficiently, reduce emissions during processing, and preserve biodiversity and natural ecosystems by minimizing the impact of the greenhouse effect and maintaining ecological stability.
Keywords: by-products, circular economy, dragon fruit, greenhouse gas emissions.
Ngày nhận bài: 25/02/2025
Ngày thông qua phản biện: 22/4/2025
Ngày duyệt đăng: 16/6/2025