Home / Tin tức / TÁC DỤNG CỦA VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU CỦA ĐẤT PHÙ SA TRONG ĐÊ VÀ NĂNG SUẤT HÀNH TÍM (Allium ascalonicum L.)

TÁC DỤNG CỦA VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU CỦA ĐẤT PHÙ SA TRONG ĐÊ VÀ NĂNG SUẤT HÀNH TÍM (Allium ascalonicum L.)

TÁC DỤNG CỦA VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU CỦA ĐẤT PHÙ SA TRONG ĐÊ VÀ NĂNG SUẤT HÀNH TÍM (Allium ascalonicum L.)

Lý Ngọc Thanh Xuân1, Lê Thị Mỹ Thu2, Lê Vĩnh Thúc2, Trần Ngọc Hữu2, Nguyễn Quốc Khương2*

[1] Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
*Email: nqkhuong@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía để thay thế một phần phân lân hóa học. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng một chậu. Các nghiệm thức bao gồm (i) Bón 100% P theo khuyến cáo (TKC), (ii) Bón 75% P TKC, (iii) Bón 50% P TKC, (iv) Bón 75% P TKC + hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn (HHVK), (v) Bón 50% P TKC + HHVK. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm lượng phân lân đã giảm chiều cao cây, đường kính tép và năng suất củ hành tím trồng trên đất phù sa trong đê. Tuy nhiên, bổ sung hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn hòa tan lân Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 kết hợp 50% P theo khuyến cáo đạt chiều cao cây (42,4 cm) và năng suất củ hành tím (12,8 g/chậu) tương đương nghiệm thức bón 100% P theo khuyến cáo, với 41,8 cm và 12,0 g/chậu, theo cùng thứ tự. Ở cùng mức bón phân hóa học, các nghiệm thức bổ sung hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn hòa tan lân có hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.

Từ khóa: Đất phù sa, đê bao, hành tím, hòa tan lân, vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía.

SUMMARY

Impacts of purple nonsulfur bacteria to phosphorus solubilization capacity on growth, yield, available P content in alluvial soil in dyke cultivated red onion (Allium ascalonicum L.)

Ly Ngoc Thanh Xuan1, Le Thi My Thu2, Le Vinh Thuc2, Tran Ngoc Huu2, Nguyen Quoc Khuong2

1 An Giang University-Vietnam National University Ho Chi Minh City
2 Department of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University

Objective of this study is to determine the efficacy of purple nonsulfur bacteria for replacing chemical phosphorus fertilizer. The pot experiment was arranged in a completely randomized block design, with 5 treatments, 4 replications, each replicate as a pot. Treatments included (i) 100% P as recommended fertilizer formula (RFF), (ii) 75% P of RFF, (iii) 50% P of RFF, (iv) 75% P of RFF plus mixture of four P-solubilizing bacterial strains Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 (M-PNSB), (v) 50% P of RFF plus M-PNSB. The results showed that a reduction of inorganic P fertilizer resulted in plant height, diameter of single bulb and clump of bulbs yield cultivated in alluvial soil in dyke. However, the supplement of mixture of Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64 and VNS89 plus 50% P as recommended formula obtained 42.4 cm in plant height and 12.79 gpot-1 in total bulbs yield that was equal treatment 100% P recommended formula, with 41.8 cm and 12.03 gpot-1, respectively. At the same chemical fertilizer level, adding a mixture of P-solubilizing Rhodopseudomonas palustris strains TLS06, VNW02, VNW64 and VNS89 enhanced the available phosphorus content in soil as compared to no PNSB.

Keywords: Alluvial soil, dyke, phosphorus solubilization, purple nonsulfur bacteria, red onion.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà
dongsongsao8@gmail.com

Ngày nhận bài: 14/9/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/7/2022

Ngày duyệt đăng: 22/8/2022

024 3821 0374