Home / Tin tức / QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (từ năm 2002 đến 2020)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (từ năm 2002 đến 2020)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (từ năm 2002 đến 2020)

Ts Nguyễn Đình Bồng

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 2002 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về về tài nguyên nước (thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT), tài nguyên khoáng sản (thuộc Bộ Công nghiệp) và Môi trường (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường). Ông Mai Ái Trực UVTWĐ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng đầu tiên.

Tổng cục Quản lý Đất đai được thành lập theo Nghị Định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 21/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đội ngũ cán bộ gồm 30.000 người (Trung ương 756, cấp tỉnh 6000, cấp huyện 12.000, công chức, viên chức; cấp xã 11.250 cán bộ Địa chính xã). Thành tựu :

– Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, 2013, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013. Tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chính sách pháp luật đất đai tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đã phát huy nguồn lực đất đai, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Quản lý đất đai ở Việt Nam đã phát triển đồng bộ cả về 4 công cụ: pháp lý, quy hoạch, kinh tế, hành chính với phương châm công khai, minh bạch, thông thoáng và tuân thủ pháp luật.

– Công tác điều tra cơ bản về đất đai: Trong giai đoạn từ 2008-2018 đã được đẩy mạnh với các dự án điều tra đánh giá tài nguyên đất, môi trường đất, thoái hóa đất ở các vùng tự nhiên và các vùng trọng điểm kinh tế trên địa bàn cả nước. Việc kiểm kê đất đai (5 năm), thống kê đất đai (hàng năm) và kiểm kê chất lượng đất đai định kỳ đã đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng thời phê duyệt điều chỉnh cho 58/63 tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương.

– Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): Đến 31/12/2016 cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính 25 triệu ha cho các loại tỷ lệ từ 1/500 đến 1/10.000, đạt trên 76% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt trên 95,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp (42 triệu giấy chứng nhận, với 23 triệu ha).

– Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn từ 2002 đến nay, Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai đã triển khai nhiều chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA-2004-2009), Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam VLAP – giai đoạn 1 (2010-2015)…

 

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374