NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, THÀNH PHỐ HUẾ
Trần Thị Phượng1, Phạm Thị Thảo Hiền1, Nguyễn Tiến Nhật1*, Nguyễn Bích Ngọc1, Nguyễn Hữu Ngữ1
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
*E-mail: nguyentiennhat@huaf.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá thực trạng tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại huyện Nam Đông, thành phố Huế và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đất đai (TCĐĐ). Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu, đánh giá mức độ hài lòng bằng thang đo Likert, và xử lý số liệu. Kết quả khảo sát 260 hộ gia đình DTTS cho thấy có sự khác biệt về diện tích trung bình trên hộ giữa các xã, nguồn gốc của đất đai (ĐĐ) chủ yếu là từ thừa kế, Nhà nước giao đất và khai hoang. Cơ hội TCĐĐ trong tương lai của đồng bào DTTS được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của họ dựa trên 05 chỉ tiêu bằng thang đo Likert. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp về chính sách, cải cách thủ tục hành chính về ĐĐ và tuyên truyền giáo dục về pháp luật ĐĐ nhằm nâng cao khả năng TCĐĐ cho cộng đồng DTTS tại nghiên cứu.
Từ khóa: dân tộc thiểu số, mức độ hài lòng, tiếp cận đất đai.
SUMMARY
Study on the current situation of land access for ethnic minority communities
in Nam Dong district, Hue city
Tran Thi Phuong1, Pham Thi Thao Hien1, Nguyen Tien Nhat1, Nguyen Bich Ngoc1, Nguyen Huu Ngu1
1University of Agriculture and Forestry, Hue University
This study evaluates the current land access situation of ethnic minorities in Nam Dong district, Hue city, and proposes solutions to improve land accessibility. The research employed various methods, including data collection, satisfaction assessment using the Likert scale, and data processing. The survey of 260 ethnic minorities households revealed significant differences in the average land area per household across communes, with the primary sources of land being inheritance, state land allocation, and land reclamation. The future land access opportunities for ethnic minorities were assessed through their satisfaction levels based on five indicators using the Likert scale. Based on these findings, the study proposed several solutions, including policy adjustments, administrative reform related to land procedures, and public education on land laws, to enhance land accessibility for the ethnic minorities community in the research area.
Keywords: ethnic minorities, satisfaction level, land access.
Ngày nhận bài: 25/3/2025
Ngày thông qua phản biện: 02/5/2025
Ngày duyệt đăng: 16/6/2025