Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY ĐINH LĂNG, GỪNG KẾT HỢP VỚI CHUỐI TÂY NUÔI CẤY MÔ TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY ĐINH LĂNG, GỪNG KẾT HỢP VỚI CHUỐI TÂY NUÔI CẤY MÔ TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY ĐINH LĂNG, GỪNG KẾT HỢP VỚI CHUỐI TÂY NUÔI CẤY MÔ TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Đàm Xuân Vận1*, Trần Thị Phả1, Nguyễn Ngọc Nông1

[1]Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
*Email: damxuanvan@tuaf.edu.vn;
TÓM TẮT

Nghiên cứu mô hình trồng xen cây đinh lăng, gừng với chuối tây nuôi cấy mô trên đất dốc nhằm khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất đồi núi dốc vùng núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức 2 (1 hàng chuối: 2 luống đinh lăng: 1 hàng chuối) có mật độ trồng xen tốt nhất trong mô hình trồng xen đinh lăng kết hợp với chuối tây nuôi cấy mô. Theo mô hình này, các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 540,830 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 2,18 lần. Mô hình trồng xen gừng với chuối tây nuôi cấy mô có mật độ tốt nhất ở công thức 5 (1 hàng chuối: 4 luống gừng: 1 hàng chuối), các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 243,654 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 1,69 lần. Việc xây dựng mô hình tạo sự phát triển hài hòa giữa các cây dược liệu đinh lăng, gừng với chuối tây được trồng xen trên đất dốc, giúp cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Việc áp dụng mô hình giúp cho người dân trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như bảo vệ môi trường, giảm xói mòn và thoái hóa đất tại địa phương. Kết quả nghiên cứu là một phần cơ sở dữ liệu về bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái phục vụ cho chuyển đổi số trong nông nghiệp, phù hợp trong giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Từ khóa: Chuối tây, đất đốc, đinh lăng, gừng, trồng xen.

SUMMARY

Research on intercroping of ming aralia (Polycias fructicosa), ginger (Zingiber officinale) and tissue cultivated banana (Musa sapientum) on slopping land in Phu Luong district, Thai Nguyen province

Dam Xuan Van1, Tran Thi Pha1, Nguyen Ngoc Nong1

1College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

Research on intercropping of medicinal plants (Ming aralia, Ginger) in combination with growing tissue cultured banana in order to exploit and use effectively the slopping land area in the Northern mountainous region of Vietnam. The research results showed that treatment 2 (1 row of bananas: 2 beds of ming aralia: 1 row of bananas) had the best intercropping density in the model of growing ming aralia in combination with tissue cultured bananas. In this model the best growth and development indicators, the highest economic efficiency, the net profit reached 540.830 million VND/ha and the rate of return on investment capital was 2.18 times. The model of intercropping ginger with tissue cultured banana has the best density treatment 2 (1 row of bananas: 4 beds of ginger: 1 row of bananas), the best growth and development criteria, the highest economic efficiency, net profit is 243.654 million VND/ha and the rate of return on investment capital is 1.69 times. The construction of model to create a harmonious development between medicinal plants (ming aralia, ginger) and banana is intercropped on sloping land, helping the plants to grow and develop well, with high productivity and economic efficiency. Thereby, helping local people in economic development, poverty alleviation as well as environmental protection, reducing soil erosion and degradation in the locality. This research result is a part of the database on land and ecological environment protection for digital transformation in agriculture, suitable in the development phase of the 4th industrial revolution.

Keywords: Banana, slopping land, ming aralia, ginger, intercropping.

 

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
Email: buihuyhien@gmail.com

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 30/8/2022

Ngày duyệt đăng: 05/10/2022

024 3821 0374