Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY LAU (Erianthus arundinaceus) TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ THIẾC XÃ HÀ THƯỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY LAU (Erianthus arundinaceus) TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ THIẾC XÃ HÀ THƯỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG CỦA CÂY LAU (Erianthus arundinaceus) TRÊN ĐẤT SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ THIẾC XÃ HÀ THƯỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Ngọc Sơn Hải1,3*, Nguyễn Ngọc Nông2*, Đèo Văn Chung1

[1]Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

2Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

3Trung tâm Toàn cầu về cải tạo môi trường (GCER), Đại học Newcastle, Australia

* Email: nguyenngocsonhai@tuaf.edu.vn;  nguyenngocnong@tuaf.edu.vn

TÓM TẮT

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản như than, sắt, chì, kẽm, thiếc, vàng… Hoạt động khai thác khoáng sản trong thời gian dài đã dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt là kim loại nặng. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh khối và sự tích lũy kim loại nặng của cây Lau (Erianthus arundinaceus) một loại cây hoang dại để xử lý đất ô nhiễm sau khai thác khoảng sản khu vực mỏ thiếc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hàm lượng kim loại nặng trong đất khu vực nghiên cứu ở mức cao, vượt ngưỡng cho phép tại QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đặc biệt là As, Pb, Zn (giá trị trung bình As 1516 mg/kg, Pb 1224 mg/kg, Zn 1853 mg/kg). Kết quả thí nghiệm trồng cây Lau trên đất bãi thải mỏ thiếc trong chậu vại, sau 5 tháng, cây Lau sinh trưởng bình thường, sinh khối lớn, bộ rễ phát triển mạnh, giá trị trung bình số nhánh, chiều cao cây, sinh khối thân lá, rễ đạt khoảng 70 – 80% so với đối chứng đất không ô nhiễm kim loại nặng. Với đặc điểm sinh khối lớn, hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong thân lá, rễ của cây Lau khá cao, kết quả nghiên cứu mở ra triển vọng sử dụng cây Lau để xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng ở các khu vực mỏ sau khai khoáng và cung cấp cơ sở dữ liệu đầu vào cho chuyển đổi số phục vụ đánh giá chất lượng và sử dụng đất bền vững.

Từ khóa: Sự tích lũy kim loại nặng, cây Lau, ô nhiễm, bãi thải mỏ thiếc.

SUMMARY

Study on growth characteristics and heavy metal accumulation of Lau (Erianthus arundinaceus) on soil after mining in Tin mine in Ha Thuong commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province

Nguyen Ngoc Son Hai1,3, Nguyen Ngoc Nong2, Deo Van Chung1

1Faculty of Environmental, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
2Faculty of Resource Management, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
3Global Center for Environmental Remediation (GCER), Newcastle University, Australia

Mining activities for a long time have led to soil pollution, especially heavy metals. The study aimed to evaluate the growth ability, biomass and heavy metal accumulation of Lau (Erianthus arundinaceus) to treat contaminated soil after mineral mining in Tin mine area, Ha Thuong commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province. The content of heavy metals in the soil of the study area, many times higher than QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Average As 1516 mg/kg; average Pb 1224 mg/kg; average Zn 1853 mg/kg; Cu and Cd are at medium level. Experimental results of planting Erianthus arundinaceus on Tin soil after mining in pots, after 5 months, reed plants have normal growth, large biomass, strong roots, average number equal to 70 – 80% compared to the control. Along with the relatively large biomass, the concentration of heavy metals accumulated in the leaves and roots of the Lau plant is quite high, the research results open up the prospect of using Lau plant to treat heavy metal contaminated soil in post-mining mine areas and provide input database for digital transormation for quality assessment and sustainable land use.

Keywords: Heavy metal accumulation, Lau (Erianthus arundinaceus), pollution, mine dumps.

 

Người phản biện: PGS.TS. Đào Châu Thu
Email: chauthu9lvh@gmail.com

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 26/9/2022

Ngày duyệt đăng: 30/9/2022

024 3821 0374