Home / Tin tức / KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM VỤ GỐC TẠI XÃ VĨNH VIỄN A, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM VỤ GỐC TẠI XÃ VĨNH VIỄN A, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM VỤ GỐC TẠI XÃ VĨNH VIỄN A, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Đỗ Trung Nguyễn1, Lê Vĩnh Thúc2, Lê Thị Như Ý3, Trần Ngọc Hữu2, Lý Ngọc Thanh Xuân4, Nguyễn Quốc Khương2*

[1]  Học viên ngành Khoa học cây trồng khóa 26, khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

2 Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

3 Sinh viên ngành khoa học cây trồng khóa 44, khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

4 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
*Email: nqkhuong@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm hóa học của đất phèn canh tác khóm vụ gốc tại Long Mỹ-Hậu Giang. Thu 15 mẫu đất phèn ở độ sâu 0 – 20 cm của 15 vườn trồng khóm vụ gốc tại xã Vĩnh Viễn A. Kết quả phân tích cho thấy đất phèn canh tác khóm ở Vĩnh Viễn A được đánh giá ở ngưỡng rất chua. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được đánh giá ở mức từ thấp đến trung bình với 2,00 – 9,78% C. Hàm lượng đạm tổng số được đánh giá ở mức trung bình. Hàm lượng đạm hữu dụng NH4+ và NO3 – được xác định lần lượt là 12,0 – 75,1 mg NH4+ kg-1 và 3,51 – 73,7 mg NO3 – kg-1. Hàm lượng lân tổng số được ghi nhận 0,23 – 0,25% và được đánh giá ở mức trung bình. Hàm lượng lân dễ tiêu được ghi nhận 14,2 – 150,2 mg P kg-1. Hàm lượng lân nhôm, lân sắt, lân canxi là 31,8 – 304,0, 108,4 – 643,9 và 30,6 – 500,1 mg P kg-1, theo thứ tự. Hàm lượng độc chất nhôm trong đất được ghi nhận 0,18 – 2,55 meq Al3+ 100 g-1. Ngoài ra, hàm lượng độc chất Fe2+ là 1,36 – 179,8 mg kg-1. Khả năng trao đổi cation được đánh giá ở mức thấp. Hàm lượng K+ được đánh giá từ thấp đến trung bình, hàm lượng Ca2+ được đánh giá ở mức thấp và hàm lượng Mg2+ được đánh giá từ thấp đến cao. Ngoài ra, hàm lượng Na+ được xác định 0,16 – 0,90 meq Na+ 100 g-1.

Từ khóa: Đất phèn, đặc tính hóa học đất, khóm vụ gốc.

SUMMARY

Investigation of acid sulphate soil property cultivated pineapple ratoon in Vinh Vien a commune, Long My district, Hau Giang province

Do Trung Nguyen1, Le Vinh Thuc2, Le Thi Nhu Y3, Tran Ngoc Huu2, Ly Ngoc Thanh Xuan4, Nguyen Quoc Khuong2

1 Master’s degree student in crop science in course 26, Can Tho University
2 Department of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University
3 Bachelor’s degree student in crop science in course 44, Can Tho University
4 An Giang University- Vietnam National University Ho Chi Minh City

Objective of this study is to determine the acid sulphate soil property cultivated pineapple ratoon. Total 15 soil samples were collected in depth of 0 – 20 cm from 15 pineapple fields in Vinh Vien A commune, Long My district, Hau Giang province. Results showed that soils were determined at strong acidity. The organic matter content was determined at medium to high level, with 2.00%- 9.78% C. Total nitrogen content was classified at medium threshold. The available ammonium and nitrate concentrations were 12.0 – 75.1 mg NH4+ kg-1 and3.51 – 73.7 mg NO3 – kg-1. Total phosphorus content was categorized at medium level with 0.23 – 0.25%, but available phosphorus content was 14.2 – 150.2 mg kg-1. The concentration of insoluble phosphorus fraction including P-Al, P-Fe and P-Ca were 31.8 – 304.0 mg kg-1, 108.4 – 643.9 mg kg-1 and 30.6 – 500.1 mg kg-1, respectively. The exchangeable aluminum concentration ranged 0.18 – 2.55 meq Al3+ 100 g-1, and ferrous content was 1.36 – 179.8 mg Fe2+ kg-1. Besides, the cation exchangeable capacity was assessed at low level. Exchangeable content of K+, Ca2+, Mg2+ were low-medium, low and low-high threshold. Besides, Na+ content was detected as 0.16 – 0.90 meq Na+100g-1. In general, soil fertility of acid sulfate soils cultivated pineapple ratoon is low.

Keywords: Acid sulfate soil, pineapple ratoon, soil chemical property.

 

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
buihuyhien@gmail.com

Ngày nhận bài: 19/10/2021

Ngày thông qua phản biện: 08/8/2022

Ngày duyệt đăng: 12/8/2022

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374