Home / Tin tức / KHẢO SÁT CÁC DẠNG NPK POLYPHOSPHATE LÊN NĂNG SUẤT LÚA VÀ HÀM LƯỢNG P THÀNH PHẦN TRÊN ĐẤT PHÈN HOẠT ĐỘNG NẶNG VÀ ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

KHẢO SÁT CÁC DẠNG NPK POLYPHOSPHATE LÊN NĂNG SUẤT LÚA VÀ HÀM LƯỢNG P THÀNH PHẦN TRÊN ĐẤT PHÈN HOẠT ĐỘNG NẶNG VÀ ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

KHẢO SÁT CÁC DẠNG NPK POLYPHOSPHATE LÊN NĂNG SUẤT LÚA VÀ HÀM LƯỢNG P THÀNH PHẦN TRÊN ĐẤT PHÈN HOẠT ĐỘNG NẶNG VÀ ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Văn Dũng1, Trần Huỳnh Khanh1, Đoàn Thị Trúc Linh1, Lê Hiếu Huy1, Văn Tiến Thanh2, Lê Hoàng Kiệt2, Lâm Văn Thông2, Nguyễn Hồng Giang2

[1]Trường Đại học Cần Thơ

2Công ty Cổ phần Phân bón Dầu Khí Cà Mau

TÓM TẮT

Công nghệ polyphosphate là một cải tiến mới trong sản xuất phân bón, đặc biệt trên các loại đất có tính axit (pH < 6), nhờ cơ chế thủy phân chậm khả năng hạn chế sự cố định lân liên kết với Al³⁺/Fe3⁺. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của sản phẩm NPK polyphosphate lên sinh trưởng, năng suất lúa và hàm lượng lân thành phần trong đất. Thí nghiệm trồng lúa được thực hiện liên tục qua hai vụ trên đất phèn hoạt động nặng (pH = 4,05) và đất phù sa không bồi (pH = 5) với 6 nghiệm thức gồm: (1) NPK 16-16-8 + TE công nghệ polyphosphate (SPM6); (2) NPK 16-16-8 + TE công nghệ vo viên hơi nước (SPM7); (3) NPK 16-16-8 + 13S công nghệ vo viên hơi nước (SPM8); (4) NPK đơn; (5) Khuyết NPK; và (6) Khuyết P. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các dạng NPK polyphosphate. Nghiệm thức SPM6 đạt năng suất lúa thực tế cao nhất trên nhóm đất phù sa không bồi, mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với sản phẩm SPM7, SPM8 và NPK đơn. Ngoài ra, nghiệm thức SPM6 ghi nhận hàm lượng NaHCO₃-Pi cao hơn so với NPK đơn, cho thấy tiềm năng của công nghệ polyphosphate trong việc nâng cao hiệu quả cung cấp và hấp thu P của cây lúa trên đất phù sa không bồi. Ngược lại, nghiệm thức khuyết NPK ghi nhận sinh trưởng và năng suất lúa thấp nhất trên cả hai nhóm đất.

Từ khóa: đất phèn hoạt động nặng, đất phù sa không bồi, năng suất lúa, NPK polyphosphate.

SUMMARY

Evaluate the effect of NPK polyphosphate on rice yield and P fractions in acid sulfate soil and undeposited alluvial soil in the Mekong Delta

Tran Van Dung1, Tran Huynh Khanh1, Doan Thi Truc Linh1, Le Hieu Huy1
Văn Tien Thanh2, Le Hoang Kiet2, Lam Van Thong2, Nguyen Hong Giang2

1Can Tho University
2PetroVietNam Ca Mau Fertilizer Joint Stock Company

Polyphosphate technology is an innovation in fertilizer production, particularly effective on acidic soils (pH < 6), due to its ability to reduce phosphorus fixation by Al³⁺ and Fe³⁺. This study aimed to evaluate the effect of NPK polyphosphate on rice growth, yield, and soil phosphorus fraction. A field experiment was conducted over two consecutive crops on strongly acid sulfate soil and undeveloped alluvial soil. Six treatments were arranged in a completely randomized block design with: (1) NPK 16-16-8 + TE with polyphosphate (SPM6); (2) NPK 16-16-8 + TE with steam granulation (SPM7); (3) NPK 16-16-8 + 13S with steam granulation (SPM8); (4) Conventional NPK; (5) Without NPK supply, and (6) Without P supply. The results showed that growth parameters did not differ significantly among the NPK polyphosphate formulations. The rice yield of the SPM6 treatment tended to get higher when rice plant was grown under the alluvial soil, although the difference was not statistically significant compared to SPM7, SPM8, and conventional NPK. Noticeably, SPM6 tended to increase available phosphorus content (NaHCO₃-Pi) than that of the conventional NPK, indicating the potential of polyphosphate technology to enhance available phosphorus and uptake in rice, particularly in undeveloped alluvial soil. In contrast, the without NPK supply resulted in the lowest rice growth and yield in both soil types.

Keywords: acid sulfate soil, undeposited alluvial soil, rice yield, NPK polyphosphate.

 

Ngày nhận bài: 28/4/2025

Ngày thông qua phản biện: 30/5/2025

Ngày duyệt đăng: 18/6/2025

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374