HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TẠI BÃI CHÔN LẤP RÁC KIẾN AN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
Trần Thị Kim Hồng1, Nguyễn Thanh Giao1*
[1]Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ*Email: ntgiao@ctu.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất khu vực bãi chôn lấp rác Kiến An thông qua bốn kim loại nặng Cu, Zn, Pb và As tại 24 vị trí quan trắc. Kết quả cho thấy, các kim loại nặng xuất hiện trong đất khu vực nghiên cứu theo thứ tự tăng dần từ As < Pb < Cu < Zn với hàm lượng trung bình lần lượt là 12,29 ± 1,9 mg/kg,
21,9 ± 4,83 mg/kg, 33,02 ± 49,32 mg/kg và 53,99 ± 12,68 mg/kg. Hầu như các kim loại nặng này đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 03-MT:2015/BTNMT, chỉ riêng Cu tại vị trí D3, D7, D22 và As tại vị trí D2 và D19 vượt giới hạn lần lượt từ 1,10 – 1,82 lần và 1,05 – 1,10 lần. Có hai nguồn được coi là góp phần hình thành các kim loại nặng trong đất là chất thải, nước rỉ rác khu vực bãi chôn lấp và hoạt động canh tác nông nghiệp. Cần tiếp tục theo dõi đánh giá chất lượng đất để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục sự suy giảm chất lượng đất kịp thời. Đặc biệt, đánh giá rủi ro sinh thái tiềm ẩn và rủi ro sức khoẻ con người do sự xuất hiện của kim loại nặng.
Từ khóa: Bãi rác lộ thiên, kim loại nặng, ô nhiễm.
SUMMARY
Heavy metal concentrations in soil at Kien An landfill, Cho Moi district, An Giang province
Tran Thi Kim Hong1, Nguyen Thanh Giao1
1College of Environment and Natural Resources, Can Tho University
The study was conducted to evaluate the heavy metal concentration in the soil in the Kien An’s landfill through four heavy metals of Cu, Zn, Pb and As at 24 monitoring locations. The results showed that, heavy metals appeared in the soil in the study area in increasing order from As < Pb < Cu < Zn with the average concentrations of 12.29 ± 1.9 mg/kg, 21.9 ± 4.83 mg/kg, 33.02 ± 49.32 mg/kg and 53.99 ± 12.68 mg/kg, respectively. Almost all of these heavy metals are within the allowable limits of QCVN 03-MT:2015/BTNMT, only Cu at positions D3, D7, D22 and As at positions D2 and D19 exceeded the limits from 1.10 – 1.82 times and 1.05 – 1.10 times, respectively. Two sources are considered to contribute to the formation of heavy metals in the soil are wastes from landfill leachate and agricultural practices. It is necessary to continue to monitor and evaluate soil quality so that measures can be taken to correct the deterioration of soil quality in a timely manner. Especially, assess the potential ecological risks and human health risks due to the presence of heavy metals.
Keywords: Open landfill, heavy metals, pollution.
Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà
Email: dongsongsao8@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/8/2022
Ngày thông qua phản biện: 04/10/2022
Ngày duyệt đăng: 07/10/2022