Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐẤT PHÈN MẶN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐẤT PHÈN MẶN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐẤT PHÈN MẶN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

Trần Văn Dũng1, Trần Huỳnh Khanh1, Vũ Văn Long2*, Đỗ Bá Tân3, Hồ Trường An4

[1] Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
2 Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang
3 Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
4 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
* Email: vvlong@vnkgu.edu.vn

TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm xác định tiềm năng đất đai và phân vùng thích nghi cho các mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp theo FAO (1976) để đánh giá thích nghi tự nhiên và phân hạng thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Trần Văn Thời có ba loại đất chính gồm đất phù sa, đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Có 11 nhóm đất chính: Đất phù sa phát triển có tầng mặt < 20 cm; Đất phù sa phát triển có tầng mặt > 20 cm; Đất phù sa nhiễm mặn có tầng mặt < 20 cm; Đất phù sa nhiễm mặn có tầng mặt dày > 20 cm; Đất phèn tiềm tàng nông; Đất phèn tiềm tàng sâu; Đất phèn tiềm tàng nông nhiễm mặn; Đất phèn tiềm tàng sâu nhiễm mặn; Đất phèn hoạt động trung bình; Đất phèn hoạt động nặng, giàu hữu cơ; Đất phèn hoạt động trung bình nhiễm mặn. Huyện Trần Văn Thời có 19 đơn vị đất đai được chia thành 7 vùng thích nghi I, II, III, IV, V, VI, và VII. Có 7 kiểu sử dụng đất đai thích nghi trung bình đến thích nghi cao với điều kiện của huyện gồm: lúa 2 vụ, 2 lúa-màu, lúa + cá, cây ăn trái + cá, lúa-tôm, chuyên canh tôm, và rừng.

Từ khóa: Cây trồng cạn, đất phèn, đất mặn, đơn vị đất đai, phân vùng thích nghi.

SUMMARY

Assessment of land suitability potentials for agricultural production in the saline-acid sulfate soils in Tran Van Thoi district, Ca Mau province

Tran Van Dung1, Tran Huynh Khanh1, Vu Van Long2, Do Ba Tan3, Ho Truong An4

1Soil Science Department, College of Agriculture, Can Tho University, Vietnam
2 Faculty of Natural Resources – Environment, Kien Giang University, Vietnam
3 Center for Development and Research, Petrovietnam Camau Fertilizer Joint Stock Company
4 Division of Agriculture and Rural development of Tran Van Thoi district, Ca Mau province

The objective of this study is to determine the potential land sustainability and zoning for agricultural systems in Tran Van Thoi district, Ca Mau province. The qualitative approach by FAO (1976) was applied to assess the natural suitability and suitable land classification for every land use types. The results showed that Tran Van Thoi district composes of three main soil types: Alluvial soils, actual acid sulfate soils, and potential acid sulfate soils. There are 11 main soil sub-types: alluvial soils with topsoil < 20 cm; alluvial soils with topsoil > 20 cm; saline-alluvial soils with topsoil < 20 cm; saline affected alluvial soils with topsoil > 20 cm; potential acid sulfate soils with sulfidic material within 50 cm from soil surface; potential acid sulfate soils with sulfidic material between 50 cm and 100 cm soil depth; saline-potential acid sulfate soils with sulfidic material within 50 cm from soil surface; saline-potential acid sulfate soils with sulfidic material between 50 cm and 100 cm soil depth; actual acid sulfate soils with jarosite occurring within between 50 cm and 100 cm from soil surface; actual acid sulfate soils with jarosite occurring < 50 cm from soil surface; saline-actual acid sulfate soils with jarosite occurring within between 50 cm and 100 cm from soil surface. This study area had 19 land units and 7 land suitability zones (I, II, III, IV, V, VI, and VII). There were seven land-use types adaptive capacity from medium to high included: double rice, rice-upland crops and rice-fish, fruits-fish, rice-shrimp, shrimp cultivation, and forest.

Keywords: Acid sulfate soil, land suitability zoning, saline soil, land unit, upland crop.

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Email: dongsongsao8@gmail.com

Ngày nhận bài: 20/4/2022

Ngày thông qua phản biện: 31/5/2022

Ngày duyệt đăng: 01/6/2022

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374