Home / Tin tức / CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP

Nguyễn Thị Anh Đào1*, Huỳnh Thị Thu Hương2, Võ Quang Minh2

1Học viên Cao học Khóa 30, Khoa Môi trường và TNTN, Đại học Cần Thơ; Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

2Khoa Môi trường  và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ

*E-mail: daom3323007@gstudent.ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Từ năm 2015 đến 2024, kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại huyện Tân Hiệp đạt mức ổn định nhưng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, chính sách và quy trình kỹ thuật. Nhằm đánh giá và xác định các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp Phân tích thứ bậc (AHP) và đa tiêu chí (MCE). Đối với đất nông nghiệp, các yếu tố chính như dịch bệnh cây trồng, thị trường tiêu thụ, giá cả vật tư và kỹ thuật canh tác tác động lớn đến hiệu quả sử dụng đất. Sâu bệnh gia tăng do biến đổi khí hậu, giá phân bón và chi phí lao động cao, cùng sự chậm đổi mới công nghệ làm giảm năng suất và giá trị nông sản. Trong khi đó, đất phi nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp, và sự phức tạp của thủ tục hành chính. Để cải thiện, cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính và ban hành chính sách ưu đãi thuế đất. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ GIS để giám sát sử dụng đất, tích hợp biến đổi khí hậu vào quy hoạch, và thúc đẩy hợp tác công – tư sẽ góp phần đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.

Từ khóa: kế hoạch sử dụng đất, tương quan, Tân Hiệp.

SUMMARY

Factors affecting the results of implementing the land use plan in Tan Hiep district, Kien Giang province by AHP method

Nguyen Thi Anh Dao1, Huynh Thi Thu Huong2, Vo Quang Minh2

1Graduate Student of Cohort 30, College of Environment and Natural Resources, Can Tho University;
Department of Natural Resources and Environment of Tan Hiep District, Kien Giang Province
2Department of Land Resources, College of Environment and Natural Resources, Can Tho University

From 2015 to 2024, the annual land use plan in Tan Hiep district is stable but is affected by many factors related to natural conditions, socio-economic conditions, policies and technical processes. In order to evaluate and identify the causes and factors affecting the implementation results of the annual land use plan, the study used the Analytical Hierarchy Process (AHP) and Multi-Criteria Process (MCE) methods. For agricultural land, key factors such as plant diseases, consumption markets, input prices and farming techniques have a major impact on land use efficiency. Pests and diseases increase due to climate change, high fertilizer prices and labor costs, and slow technological innovation reduce productivity and agricultural product value. Meanwhile, non-agricultural land is affected by the Covid-19 pandemic, high production costs, low profits, and complicated administrative procedures. To improve, it is necessary to develop an early warning system for epidemics, encourage the application of high technology in agriculture, simplify administrative procedures and issue preferential land tax policies. At the same time, applying GIS technology to monitor land use, integrate climate change into planning, and promote public-private partnership will contribute to ensuring sustainable development and improving the effectiveness of land use planning in the future.

Keywords: land use plan, correlation, Tan Hiep.

 

Ngày nhận bài: 04/4/2025

Ngày thông qua phản biện: 23/4/2025

Ngày duyệt đăng: 12/6/2025

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374