ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ PHÂN ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ N2O VÀ CO2 TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC CẢI TẠO BẰNG PHÂN BÓN HỮU CƠ
Trần Thị Minh Châu1*, Phạm Gia Tùng2, Nguyễn Thị Hải1
[1]Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế2Khoa Quốc tế, Đại học Huế
*E-mail: tranthiminhchau@huaf.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện đánh giá ảnh hưởng của thời gian ủ phân đến lượng phát thải khí N2O và CO2 từ đất được trộn với phân bón từ rác thải nhà bếp – một loại chất thải hữu cơ với nguyên liệu chủ yếu là phụ phẩm thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học. Các mẫu phân hữu cơ với thời gian ủ khác nhau: 40 ngày, 70 ngày và 90 ngày được trộn với đất nông nghiệp và ủ ở nhiệt độ 30oC trong vòng 30 ngày trong điều kiện hiếu khí. Lượng phát thải khí N2O và CO2 được đo tại các ngày thí nghiệm thứ 3; 7; 14; 21; 28. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian ủ phân khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong đặc điểm, tính chất của các mẫu phân hữu cơ. Việc sử dụng phân hữu cơ có thời gian ủ lâu hơn làm giảm đáng kể lượng phát thải khí N2O và CO2 từ đất. Nghiên cứu cũng đề xuất rằng, phân hữu cơ trưởng thành (ủ trong thời gian 90 ngày) là sự lựa chọn tối ưu để làm tăng chất dinh dưỡng đồng thời giảm lượng phát thải khí nhà kính từ đất nông nghiệp.
Từ khóa: đất nông nghiệp, phát thải khí nhà kính, phân hữu cơ, thời gian ủ.
SUMMARY
Effect of the composting period on N2O and CO2 emissions from agricultural soil amended with compost
Tran Thi Minh Chau1, Pham Gia Tung2, Nguyen Thi Hai1
1University of Agriculture and Forestry, Hue University
2International School – Hue University
Agriculture contributes significantly to global greenhouse gas (GHG)emissions. This study aimed to evaluate the effect of the composting period on nitrous oxide (N2O) and carbon dioxide (CO2) emissions from soil amended with kitchen waste compost. The different compost samples: 40 days, 70 days, and 90 days, were mixed with agricultural soil and incubated at 30°C for 30 days under aerobic conditions. Emissions of N2O and CO2 were determined on day 3; 7; 14; 21; 28. The result showed that the different composting periods led to different compost properties. The longer composting periods decreased significantly N2O and CO2 emissions from compost-amended soil. The research suggested that using mature kitchen waste compost (90 days of composting) is optimal in increasing soil nutrients and decreasing GHG from agricultural soil.
Keywords: agricultural soil, greenhouse gas emissions, compost, composting period.
Ngày nhận bài: 25/3/2025
Ngày thông qua phản biện: 17/5/2025
Ngày duyệt đăng: 12/6/2025