Home / Tin tức / TÍNH TOÁN TỔNG SẢN LƯỢNG SƠ CẤP (GPP) TRONG CANH TÁC LÚA THEO MÔ HÌNH QUANG HỢP THỰC VẬT (VPM) – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TÍNH TOÁN TỔNG SẢN LƯỢNG SƠ CẤP (GPP) TRONG CANH TÁC LÚA THEO MÔ HÌNH QUANG HỢP THỰC VẬT (VPM) – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phan Kiều Diễm1*, Nguyễn Kiều Diễm1

1 Khoa Môi trường và TNTN, Trường Đại học Cần Thơ * Email: pkdiem@ctu.edu.vn

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu ước tính tổng sản lượng sơ cấp từ hiện trạng canh tác lúa khu vực ĐBSCL sử dụng mô hình quang hợp thực vật (VPM). Các số liệu nhiệt độ, lượng bức xạ tới dùng trong quang hợp (PAR) thu tại các trạm khí tượng được sử dụng để tính toán ảnh hưởng nhiệt độ đến cây trồng (Tscalar). Các chỉ số nước bề mặt (LSWI), chỉ số thực vật tăng cường (EVI) trích xuất từ dữ liệu viễn thám (MODIS MOD09A1) dùng để tính toán ảnh hưởng của nước (Wscalar) và các giai đoạn sinh trưởng (Pscalar). Lượng ánh sáng sử dụng cho cây lúa được tính toán qua lượng ánh sáng tối ưu kết hợp với nhiệt độ, lượng nước cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa. GPP sau cùng được tính toán bằng PAR, εg và EVI. Kết quả cho thấy, GPP năm 2018 ở khu vực ĐBSCL từ hiện trạng lúa 2 vụ là 3.282,14 tấn C/năm, lúa 3 vụ là 3.240,25 tấn C/năm. Nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng mô hình VPM để tính toán GPP cho các đối tượng thực phủ khác nên được quan tâm.

Từ khoá: mô hình quang hợp thực vật, canh tác lúa, các-bon hấp thu, đồng bằng sông Cửu Long

 

SUMMARY

Estimating the gross primary production (GPP) of rice cultivation area using vegetation photosynthesis model – A case study in Mekong Delta

Phan Kieu Diem1, Nguyen Kieu Diem1

1College of Environment and Natural Resources, Can Tho University

 

The research aims to analyze initial gross primary production (GPP) of rice cultivation in the Mekong Delta in 2018 using vegetation photosynthesis model (VPM). Data collected at climate stations including the incident photosynthetically active radiation (PAR), temperature used to calculate temperature scalar (Tscalar). The land surface water index (LSWI) and enhance vegetation index (EVI) extracted from remote sensing imagery (MODIS MOD09A1) has been used to estimate water scalar (WScalar) and phenology scalar (Pscalar), respectively in VPM model. The Light use efficiency (εg) was estimate by intergated Tscalar, Wscalar and Pscalar and maximum light use efficiency (ε0). GPP then calculated by using PAR, εg and EVI. The results showed that, GPP in 2018 in Mekong Delta of double-rice crop, triple-rice crop were about 3,282.14 tons C/year and 3,240.25 tons C/year. The futher research on application of VPM to estimate GPP for different land use types should be concerned.

Keywords: vegetation photosynthesis model, rice cultivation, carbon uptake, Mekong Delta.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Email: dongsongsao8@gmail.com

Ngày nhận bài: 08/8/2021

Ngày thông qua phản biện: 10/9/2021

Ngày duyệt đăng: 15/9/2021

024 3821 0374