Home / Tin tức / ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẪU DIỆN VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT CỦA MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CANH TÁC LÚA TẠI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẪU DIỆN VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT CỦA MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CANH TÁC LÚA TẠI HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

Hồ Trường An1 , Vũ Văn Long2 *, Trần Văn Dũng3, Trần Huỳnh Khanh3, Đỗ Bá Tân4

1Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang

3Bộ môn Khoa học Đất, Trường Đại học Cần Thơ

4Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

*Email: vvlong@vnkgu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các đặc điểm hình thái phẫu diện và một số tính chất vật lý, hóa học của các nhóm đất canh tác lúa tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phẫu diện đất được đào và mô tả chi tiết theo phương pháp của FAO (2006). Kết quả cho thấy có 3 loại đất chính là đất phù sa, đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Nhóm đất phù sa (Molli Salic Gleysols, Hapli Mollic Gleysols) có sa cấu sét, đất giàu chất hữu cơ, nghèo lân (P) tổng số và P dễ tiêu; đất có hàm lượng đạm (N) tổng số, NH4 +-N, NO3 – -N trung bình; khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất dao động từ thấp đến trung bình. Nhóm đất phèn hoạt động có sa cấu sét pha thịt nặng, đốm jarosite xuất hiện ở độ sâu 50 cm (Molli Endo Orthi Thionic Gleysols) tính từ bề mặt đất. Đất rất chua, giàu chất hữu cơ và P tổng số trong đất, nghèo N tổng số, NH4 +-N, NO3 – -N và P dễ tiêu trong đất. CEC dao động trong khoảng từ thấp đến trung bình. Nhóm đất phèn tiềm tàng sâu (Endo Proto Thionic Gleysols) có sa cấu sét, tầng chứa vật liệu sinh phèn (FeS2) xuất hiện trong vòng 50 – 100 cm tính từ bề mặt đất. Đất hơi chua (pH 4,89), giàu chất hữu cơ, N tổng số, P tổng số nhưng nghèo P dễ tiêu, CEC dao động ở mức trung bình.

Từ khóa: đất phù sa, đất phèn, hình thái, lúa, phẫu diện đất, tính chất đất

 

Morphological characteristics and physicochemical properties of paddy soils in Tran Van Thoi district, Ca Mau province

Ho Truong An1, Vu Van Long2, Tran Van Dung3, Tran Huynh Khanh3, Do Ba Tan3

1Division of Agriculture and Rural development of Tran Van Thoi district, Ca Mau province

2College of Natural Resources – Environment, Kien Giang University

3Soil Science Department, Can Tho University

4Center for Development and Research, Petrovietnam Camau Fertilizer Joint Stock Company

SUMMARY

This study aimed to determine the morphological characteristics and physicochemical properties of the paddy soils in Tran Van Thoi district, Ca Mau province. Soil profiles were drug and detail morphological decription based on The guideline of soil decription of FAO (2006). The results showed that there were three paddy soil groups as alluvial soils, actual acid sulfate soils and potetial acid sulfate soils. The alluvial soils (Molli Salic Gleysols, Hapli Mollic Gleysols) were a clay, slightly acidic, rich in organic matter, poor in total phosphorus (P) and available soil P; the content of nitrogen (N), available soil N (NH4 + -N, NO3 – -N) ranged in medium level. The cation exchange capacity (CEC) was ranged from low to medium level. The actual acid sulfate soils were a silty clay, jarosite occurring in 50 cm (Molli Endo Orthi Thionic Gleysols) from the soil surface. These soils were strongly acidic, rich in organic matter and total P but poor in total N, NH4 + -N, NO3 – -N, and available soil P; soil CEC ranged from low to medium level. The potentail acid sulfate soil (Endo Proto Thionic Gleysols) was a clay, pyrite occuring in 50-100 cm from soil surface. It is slightly acidic, rich in organic matter, total N and total P, but poor in available soil P; CEC ranged in a medium level.

Keywords: acid sulfate soils, alluvial soils, characteristic, morphology, paddy rice, soil profile.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Thanh Vũ

Email: ptvu@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 15/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 14/11/2020

Ngày duyệt đăng: 18/11/2020

024 3821 0374