Home / Tin tức / TIỀM NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÁI SỬ DỤNG PHẾ PHỤ PHẨM RƠM RẠ LÀM NGUYÊN LIỆU HỮU CƠ, PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TIỀM NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÁI SỬ DỤNG PHẾ PHỤ PHẨM RƠM RẠ LÀM NGUYÊN LIỆU HỮU CƠ, PHÂN BÓN HỮU CƠ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Hùng Cường1 , Nguyễn Võ Kiên1 , Võ Vân Hà1 , Phạm Thị Thu Hiền 1 , Hoàng Thị Ánh1

1 Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp *Email: hungcuongpv@gmail.com; ĐT: 0912 483 080

 

TÓM TẮT

Việt Nam với lợi thế 07 vùng sinh thái và diện tích đất trồng lúa cả nước năm 2019 là 7,47 triệu ha, năng suất trung bình đạt 58,2 tạ/ha, sản lượng đạt 43,45 triệu tấn, xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo. Hàng năm lượng phế phụ phẩm rơm rạ sau sản xuất, chế biến có thể sản xuất ra khoảng 40 triệu tấn năng lượng sinh khối với 32 triệu tấn rơm, rạ và 8 triệu tấn trấu. Tại hai vùng lúa trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và Cửu Long với tổng diện tích lúa khoảng trên 5 triệu ha, ước tính khối lượng rơm thu được khoảng 14,65 triệu tấn (chiếm 68,4% tổng lượng rơm rạ toàn quốc). Nếu sử dụng toàn bộ 14,65 triệu tấn rơm rạ tại 2 vùng sẽ sản xuất được 10,25 triệu tấn phân bón hữu cơ, chiếm 68,4% tiềm năng sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm rạ của cả nước. Tiềm năng này là vô cùng to lớn nếu tái sử dụng phế phụ phẩm từ rơm rạ hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chi phí đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế không cao, công nghệ quá phức tạp; Cơ chế chính sách pháp luật về môi trường còn chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng, chưa tái sử dụng phế phụ phẩm rơm rạ hiệu quả,… dẫn đến ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo trong công tác hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

Từ khóa: Phế phụ phẩm rơm rạ, tái sử dụng rơm rạ, môi trường nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ.

 

SUMMARY

Potential and reuse technique of rice straw by-products to produce organic material and fertilizer for agricultural sustainable development in the Red River Delta and the Mekong Delta

Nguyen Hung Cuong1, Nguyen Vo Kien1, Vo Van Ha1, Pham Thi Thu Hien1, Hoang Thi Anh1

1National Institute of Agriculture Planning and Projection

 

Vietnam has the advantage of 07 ecological regions, with the country’s rice growing area of 7.47 million hectares in 2019, 58.2 quintal/ha of average yield, 43.45 million tons output ans 6.37 million tons for export. Annual amount of rice straw by-products after production and processing can produce about 40 million tons of biomass energy with 32 million tons of rice straw and 8 million tons of rice husk. In two key rice regions, the Red River Delta and the Mekong Delta, with a total rice area of over 5 million hectares, it is estimated that the amount of rice straw is about 14.65 million tons (accounting for 68.4% of the total amount of rice straw nationwide). If 14.65 million tons of rice straw would be used in the two regions, it will produce 10.25 million tons of organic fertilizer, accounting for 68.4% of the country’s potential for organic fertilizer production from straw. This potential is enormous if the reuse of by-products from rice straw is effective and reasonable. However, at present, there are numerous limitations such as: large investment costs, low economic efficiency, complicated technology; incomplete legal systems on the environment. In addition, there is still burning of rice straw in the field, not reusing rice straw by-products effectively, which leads to environmental pollution. Hence, the research results can be used as reference in the planning of policies and solutions for sustainable development of agriculture and rural areas in the coming time.

Keywords: Rice straw by-products, reuse of rice straw, agricultural environment, organic agriculture.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt

Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 15/10/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/02/2022

Ngày duyệt đăng: 20/02/2022

024 3821 0374