Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TRỒNG RỪNG THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THUỘC HẠ LƯU SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TRỒNG RỪNG THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THUỘC HẠ LƯU SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH

Nguyễn Đức Cường1*, Nguyễn Quang Học2, Nguyễn Đình Bồng3

1 Nghiên cứu sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam, * Email:cuongnd052@gmail.com; ĐT: 0945. 939. 496

2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3 Hội Khoa học Đất Việt Nam

 

TÓM TẮT

Vùng cát ven biển hạ lưu sông Nhật Lệ gồm huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Diện tích rừng trồng vùng cát có 10.928,86 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ 2.713,80 ha (chiếm 24,83%), trồng rừng sản xuất là 8.215,06 ha (chiếm 75,17% diện tích rừng trồng toàn vùng). Diện tích rừng trồng sản xuất trồng tập trung ở huyện: Lệ Thủy (4.729,04 ha), Quảng Ninh (2.175,27 ha) và thành phố Đồng Hới (310,75 ha). Kết quả nghiên cứu xác định về mặt hiệu quả kinh tế, rừng trồng Phi lao cho hiệu quả cao nhất về tổng thu nhập và thu nhập thuần đạt 2,2 điểm cao nhất. Về hiệu quả xã hội, mô hình rừng trồng Phi lao có số điểm lớn nhất là 6,4 điểm, rừng trồng Keo lá liềm xếp thứ hai với 6,2 điểm, rừng trồng cây bản địa (2,2 điểm) và Keo lai (2,4 điểm). Hiệu quả môi trường mô hình trồng Keo lá liềm cao nhất (9,4 điểm), thấp nhất trồng Keo lá tràm (3,4 điểm). Đề xuất các mô hình rừng trồng trên vùng cát ven biển gồm: i) Mô hình rừng trồng Phi lao cách mép bờ biển từ 100 – 200 m và khu vực vùng cát nội đồng; ii) Mô hình trồng rừng Keo lá liềm ở khu vực cát di động hoặc bán di động và cách bờ biển khoảng trên 200 – 300 m; iii) Mô hình trồng rừng Keo lá tràm và Keo lai, cây bản địa (Tràm gió, Mà ca, Dẻ cát, Trâm bù gỗ), với mục đích cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, cung cấp gỗ củi.

Từ khóa: Sử dụng đất cát ven biển, trồng rừng, hạ lưu sông Nhật Lệ, Quảng Bình.

 

SUMMARY
Evaluation of the integrated efficiency of coastal sandy soils used
for afforestation towards climate change adaptation in the lower basin
of Nhat Le river, Quang Binh province

Nguyen Duc Cuong1, Nguyen Quang Hoc2, Nguyen Dinh Bong3

1PhD student in Vietnam National University of Agriculture

2Vietnam National University of Agriculture

3Vietnam Soil Science Association

 

The coastal sandy area downstream of Nhat Le river includes districts: Le Thuy, Quang Ninh and Dong Hoi city. The area of planted forest in the sandy area is 10,928.86 hectares, of which protection forests are 2,713.80 hectares (accounting for 24.83 percent), and production forests are 8,215.06 hectares (accounting for 75.17% of the total planted forest area. region). The area of planted production forests is concentrated in districts: Le Thuy (4729.04 ha), Quang Ninh (2175.27 ha) and Dong Hoi city (310.75 ha). The research results indicated that in terms of economic efficiency, casuarina plantations had the highest efficiency in terms of total income and net income and achieved the highest score. In terms of social efficiency, the model of casuarina plantations has the highest score of 6.4 points
and the second one is 6.2 points, indigenous tree plantations (2.2 points) and Acacia hybrids. (2.4 points), The environmental efficiency of the model of growing acacia and sickle leaves was the highest (9.4 points) and the lowest
for acacia leaves (3.4 points). Proposed models of forests planted on coastal sandy areas include: i) Model of casuarina plantation 100 – 200 m from the coast and inland sandy area; ii) Model of afforestation of A. acacia in movable or semi-mobile sand and about 200 – 300 m from the coast; iii) Model of afforestation of A. ca, sand chestnut, and Tram for timber, with the aim of improving ecological environment conditions, providing firewood.

Keywords: Coastal sandy soil use, afforestation, downstream of Nhat Le river, Quang Binh.

 

Người phản biện: TS. Luyện Hữu Cử

Email: luyenhuucu@gmail.com

Ngày nhận bài: 09/02/2022

Ngày thông qua phản biện: 05/3/2022

Ngày duyệt đăng: 10/3/2022

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374