Home / Tin tức / THỰC TRẠNG BỎ HOANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ BÌNH ĐÀO, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

THỰC TRẠNG BỎ HOANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ BÌNH ĐÀO, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

THỰC TRẠNG BỎ HOANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ BÌNH ĐÀO, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

Dương Thị Thu Hà1*, Lê Ngọc Phương Quý1, Trần Thị Kiều My1, Lê Đình Huy1, Tsutsui Kazunobu2, Bùi Thị Thu3, Đỗ Thị Việt Hương3

[1]Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

2Đơn vị công tác Khoa học Vùng, Đại học Tottori, Nhật Bản

3Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

*Email: duongthithuha@hueuni.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu này xác định nguyên nhân và khả năng chuyển đổi đất nông nghiệp bỏ hoang dựa vào nguồn lực cộng đồng tại một xã đồng bằng ven biển miền trung. Bên cạnh sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp GIS, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận dựa trên phương pháp nghiên cứu hợp tác có sự tham gia của cộng đồng (Community Based Paticipatory Research – CBPR). Kết quả cho thấy, người dân bắt đầu bỏ hoang đất nông nghiệp từ 2011 và đến 2023, diện tích đất bỏ hoang ngày càng lan rộng, lên đến 72,2 ha (chủ yếu là đất trồng lúa). Kết quả xử lý số liệu cho thấy ba nguyên nhân chính dẫn tới bỏ hoang đất: biến đổi khí hậu; đô thị hoá và già hoá dân số; chịu ảnh hưởng từ hộ khác. Việc cải tạo, đưa đất này vào canh tác gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân, vật lực. Để ứng phó với tình trạng này, người dân có xu hướng cho thuê đất. Đáng chú ý, xu hướng khởi nghiệp từ đất bỏ hoang cũng được ghi nhận. Bản đồ đất bỏ hoang đã được xây dựng. Đồng thời, một số giải pháp đã được đề xuất nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất tại địa phương.

Từ khóa: bỏ hoang đất nông nghiệp, CBPR, GIS, tỉnh Quảng Nam.

SUMMARY

Abandoned agricultural land and farmers’ response: a case study in the Binh Dao commune, Thang Binh district, Quang Nam province

Duong Thi Thu Ha1, Le Ngoc Phuong Quy1, Tran Thi Kieu My1, Le Dinh Huy1, Tsutsui Kazunobu2, Bui Thi Thu3, Do Thi Viet Huong3

1Faculty of Land Resources and Agricultural Environment, University of Agriculture and Forestry, Hue University
2Faculty of Regional Sciences, Tottori University
3Faculty of Geography and Geology, University of Sciences, Hue University

This study aimed to identify the drivers of abandoning agricultural lands based on community resources in a central coastal plain commune. In addition to using secondary data combined with the support of GIS, the study uses a community based paticipatory research (CBPR) approach. The results show that local people started abandoning agricultural land in 2011. By 2023, the area of abandoned land is becoming increasingly widespread, up to 72.2 hectares (mainly paddy land). Data analysis results also reveal three main causes leading to land abandonment, including climate change; urbanization and population aging; and influenced by other households. Soil improvement from abandoned land to cultivation still faces many difficulties due to a lack of human and material resources. In this case study, local people try to lease land out to others to deal with abandoned land. Notably, the trend of entrepreneurs from abandoned agricultural land is also founded. A map of abandoned agricultural land has been created. In parallel, several solutions have been proposed to reduce abandoned agricultural land situation.

Keywords: abandoned agricultural land, CBPR, GIS, Quang Nam province.

Người phản biện: TS. Phan Chí Nguyện
Email: pcnguyen@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 01/5/2024

Ngày thông qua phản biện: 14/5/2024

Ngày duyệt đăng: 17/6/2024

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374