Home / Tin tức / QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH (1994-2002)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH (1994-2002)

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH (1994-2002)

TS. Nguyễn Đình Bồng

 

Tổng cục Địa chính được thành lập theo Nghị Định số 12-CP ngày ngày 22 tháng 2 năm 1994 và Nghị định số 34 ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý Ruộng đất và Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước. Khi mới thành lập (năm 1994), lãnh đạo tổng cục có 4 người: Tổng cục trưởng Tôn Gia Huyên, các Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sử, Chu Văn Thỉnh và Đặng Hùng Võ. Năm 1996, Ông Bùi Xuân Sơn, UVTW Đảng được Trung ương điều động về làm TCT thay Ông Tôn Gia Huyên (nghỉ hưu 1966). Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Đình Bồng (1998) và Triệu Văn Bé (1999). Bộ máy ngành Địa chính được thiết lập ở 4 cấp: Cơ quan Trung ương – TCĐC , Sở Địa chính được thành lập tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Địa chính được thành lập ở các huyện, thị thuộc tỉnh và cấp xã có Cán bộ Địa chính xã.

Tổng cục Địa chính ra đời trong thời kỳ Đổi mới, chính sách pháp luật đất đai được đổi mới phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-2010.

-Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật Đất đai (1998, 2001). Tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thùa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.

– Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính chính quy đã đo vẽ 6.639.117 ha; Bản đồ theo Chỉ thị 299/TTg 4.104.901 ha; Hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập ở 9000 xã, phường, thị trấn.

– Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đến cuối năm 2002 đã có 92,7% số hộ gia đình và tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 97,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. 515.000 hộ gia đình, cá nhân và 7.358 tổ chức đã được cấp 628.900 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 3.546.500 ha đạt 35% tổng diện tích đất lâm nghiệp; 35% tổng số hộ và khoảng 25% diện tích đất ở tại đô thị đã được câp 946.500 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 14.600 ha.

– Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 1993 đã đi vào nề nếp. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất đai cả nước 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, Quy hoạch sử dụng đất trở thành trở thành công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

– Về khoa học và hợp tác quốc tế: Trong giai đoạn 1994-2002: Tổng cục Địa chính đã triển khai 19 chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa Chính – CPLAR (1997-2000) với mục tiêu nâng cao năng lực của ngành Địa chính Việt Nam trong quản lý và sử dụng đất. Ngành Địa chính Việt Nam đã có bước tiến lớn theo hướng quản lý đất đai chính quy, hiện đại.

 

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374