Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG ĐẾN CÂY RAU MÁ (Centella asiatica L.) TRỒNG TRONG CHẬU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG ĐẾN CÂY RAU MÁ (Centella asiatica L.) TRỒNG TRONG CHẬU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM CÂY TRỒNG ĐẾN CÂY RAU MÁ (Centella asiatica L.) TRỒNG TRONG CHẬU

Nguyễn Tấn Trọng1, 2, Trần Thanh Đức1, Hoàng Thị Thái Hòa1*

1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

2Văn phòng Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

*Email: htthoa@hueuni.edu.vn

TÓM TẮT

Rau má là cây trồng chiếm diện tích lớn tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do canh tác lâu năm nên vấn đề cải tạo đất trồng rau má gặp khó khăn. Than sinh học (TSH) được xem là vật liệu quan trọng trong việc cải thiện tính chất đất trồng rau má. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành trên 2 dạng than sinh học từ vỏ trấu, vỏ lạc và 5 lượng than sinh học (0 – Đối chứng, 1, 2, 3, 4 và 5%) nhằm xác định được dạng và liều lượng bón than sinh học phù hợp cho cây rau má và cải thiện tính chất hoá học đất. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 12 công thức với 9 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy, dạng và liều lượng than sinh học có ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô, năng suất sinh vật và năng suất thực thu rau má. Liều lượng bón 5% tại cả 2 dạng than sinh học cho năng suất thực thu cao nhất (21,73 g/chậu – than sinh học từ vỏ trấu và 23,33 g/chậu – than sinh học từ vỏ lạc), một số tính chất hoá học đất được cải thiện khi bón than sinh học, đặc biệt tại lượng bón 5%.

Từ khóa: hợp chất khô, năng suất, rau má, than sinh học, tính chất đất.

SUMMARY

Studying the effect of biochar from crop residues on potted growing pennywort (Centella asiatica L.)

Nguyen Tan Trong1, 2, Tran Thanh Duc1, Hoang Thi Thai Hoa1

1University of Agriculture and Forestry, Hue University
2Office of the National Assembly Delegation and People’s Council of Thua Thien Hue province

Pennywort is a crop that occupies a large area in Quang Dien district, Thua Thien Hue province. However, due to long-term cultivation, the problem of soil reclaimation for pennywort cultivation is difficult. Biochar (TSH) is considered an important material in improving soil properties for pennywort cultivation. The study was conducted on 2 types of biochar from rice husks, peanut shells and 5 rates of biochar (0-Control, 1, 2, 3, 4 and 5%) to determine the suitable type and rate of biochar for pennywort and improve soil chemical properties. The experiment was arranged according to the randomized complete block (RCBD) method including 12 treatments with 9 replications. The results show that biochar type and rate have an impact on dry matter content, biological yield and economic yield of pennywort. Biochar application at rate of 5% in both types gave the highest economic yield (21.73 g/pot – biochar from rice husk and 23.33 g/pot – biochar from peanut shells), some soil chemical properties also improved when the application of biochar, especially at 5% rate.

Keywords: biochar, dry matter, pennywort, soil properties, yield.

 

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Xuân Lộc
Email: nxloc@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 01/5/2024

Ngày thông qua phản biện: 10/5/2024

Ngày duyệt đăng: 20/6/2024

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374