Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT FLAVONOID TRONG RAU MÁ TRỒNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT FLAVONOID TRONG RAU MÁ TRỒNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT FLAVONOID TRONG RAU MÁ TRỒNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Hoàng Hải Lý1*, Hoàng Thị Thái Hòa1, Trương Thị Diệu Hạnh1, Trần Thị Thu Hà1

1 Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
*Email: hoanghaily@huaf.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học đến năng suất và chất lượng của cây rau má tại các thời điểm thu hoạch khác nhau. Thí nghiệm đồng ruộng gồm 3 công thức: không bón phân (đối chứng), bón phân hữu cơ (15 tấn phân chuồng/ha), bón phân hóa học (150 kg N/ha + 50 kg P2O5/ha + 50 kg K2O/ha + 400 kg vôi/ha) theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức bón phân hóa học cho năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Tuy nhiên, bón phân hóa học cho hàm lượng flavonoid thấp hơn so với bón phân hữu cơ. Công thức bón phân hữu cơ cho năng suất đạt 18,9 tấn/ha và cho hiệu quả kinh tế đạt 127,8 triệu/ha và hàm lượng flavonoid đạt cao nhất tại tất cả các thời điểm thu hoạch, dao động từ 12,7 đến 19,6 mg QE/g DW. Thu hoạch cây rau má tại thời điểm 5 tháng sau trồng (tháng 7) cho hàm lượng flavonoid cao nhất.

Từ khóa: flavonoid, phân hóa học, phân hữu cơ, rau má, thời điểm thu hoạch.

SUMMARY

Study on eficiency of fertilzer application on yield and flavonoid content of Centella asiatica L. cultivated in Thua Thien Hue province

Hoang Hai Ly1, Hoang Thi Thai Hoa1, Truong Thi Dieu Hanh1, Tran Thi Thu Ha1

1University of Agriculture and Forestry, Hue University

The aim of the present study was to evaluate the effect of organic and inorganic fertilizer on growth, yield and quality of centella collected at different time of harvesting. The field experiment comprised 3 treatments: no fertilizer application (control), organic fertilizer (15 tonnes organic manure/ha), inorganic fertilizer (150 kg N/ha + 50 kg P2O5/ha + 50 kg K2O/ha + 400 kg lime/ha) following a complete randomized block design (RCBD) with three replications. The results showed that the highest centella yield and economic efficiency were obtained at treatment of inorganic fertilizer application. However, the inorganic fertilizer reduced the total flavonoid content in centella leaf. The addition of organic fertilizer increased the yield (18.9 tons/ha), economic efficiency (127.8 million dong/ha). The total flavonoid content was highest in the treatment with organic fertilizer at different time of harvesting. The centella leaves collected at 5 months after transplanting (July) showed the greatest total flavonoid content.

Keywords: centella, flavonoid, organic fertilizer, inorganic fertilizer, harvesting time.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà
Email: dongsongsao8@gmail.com

Ngày nhận bài: 07/3/2023

Ngày thông qua phản biện: 05/10/2023

Ngày duyệt đăng: 15/11/2023

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374