Tất Anh Thư1*, Bùi Triệu Thương1, Nguyễn Minh Đông1, Võ Quang Minh2
1 Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ * Email: tathu@ctu.edu.vn
2 Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và TNTN, Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát (NPK-CRF), urea humate và kali humate trên độ phì nhiêu đất và năng suất lúa thâm canh, thí nghiệm On-Farm Trials được thực hiện trên nền đất phù sa không bồi với hai mô hình tương ứng với hai kỹ thuật canh tác: (i) Bón phân truyền thống, áp dụng phân thông thường với công thức 2,2N – 82,8P2O5 – 22,8K2O kg/ha; (ii) Bón phân thế hệ mới (NPK-CRF, urea humate và kali humate) với công thức 50,1N – 39,9P2O5 – 30,0K2O. Mỗi mô hình được lặp lại 3 lần tương ứng với 3 nông hộ, diện tích mỗi nông hộ là 1000m2 , canh tác liên tiếp qua ba vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy: Bón phân thế hệ mới (NPK-CRF, urea-humate và K-humate) trên nền đất phù sa thâm canh lúa cải tiến giúp nâng cao ý nghĩa thành phần năng suất và năng suất lúa Đông Xuân (6,92 tấn/ha), Hè Thu (5,94 tấn/ha) và Thu Đông (6,15 tấn/ha), cao khác biệt so với ruộng của nông dân. Bón kết hợp phân NPK-CRF, urea-humate và K-humate cho lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông làm giảm ý nghĩa hàm lượng acid tổng, Al3+ trao đổi trong đất, cải thiện độ phì đất về pH, dưỡng chất N, P hữu dụng, chất hữu cơ (%C). Chưa có sự khác biệt về đặc tính vật lý đất qua 3 vụ canh tác.
Từ khóa: K-humate, NPK chậm tan có kiểm soát, NPK-CRF, urea-humate.
SUMMARY
Effects of urea humate, potassium humtae and controlled release NPK fertilizer (NPK-CRF) on improving soil fertility and rice yield at Chau Thanh A district, Hau Giang province
Tat Anh Thu1, Bui Trieu Thuong1, Nguyen Minh Dong1, Vo Quang Minh1
1 Can Tho University
In order to evaluate the effectiveness of using controlled release NPK fertilizer (NPK-CRF), urea-humate and potassium-humate on improving soil fertility and yield of intensive rice, the On-Farm Trials was performed on alluvial soil (Hapli-Eutric-Gleysols) with two farming models corresponding to two farming techniques: (i) Applying traditional farming techniques, with fertilizer formula of 92.2N-82.8P2O5 – 22.8K2O kg/ha, using traditional fertilizers; (ii) Applying new farming techniques, with the fertilizer formula of 50.1N-39.9P2O5 – 30.0K2O kg/ha, using urea humate fertilizer, controlled slowly-dissolving NPK, potassium-humate. The results showed that applying NPK-CRF, urea-humate and Khumate on intensive rice field led to significant increase of the yield components and yield of Winter-Spring crop (6.92 tons/ha), Summer-Autumn crop (5.94 tons/ha) and Autumn-Winter crop (6.15 tons/ha) which were statistically different compared to those of farmers’ fields. The combined application of NPK-CRF, urea-humate and K-humate fertilizers to rice in HT and TD crops significantly reduced the total acid, exchangeable Al 3+, and improved soil fertility in terms of pH, available N and P, and soil organic matter (%C). There was no difference in soi l physical properties over three cropping seasons.
Keyword: K-humate, controlled release NPK, NPK-CRF, urea-humate.
Người phản biện: PGS.TS. Trần Văn Dũng
Email: tvandung@ctu.edu.vn
Ngày nhận bài: 30/7/2021
Ngày thông qua phản biện: 23/8/2021
Ngày duyệt đăng: 06/9/2021