Home / Tin tức / HIỆU QUẢ CỐ ĐỊNH CACBON VÀ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ ĐẤT CỦA CỎ VETIVER (Vetiveria zizanioides L.)  TRỒNG XEN TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

HIỆU QUẢ CỐ ĐỊNH CACBON VÀ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ ĐẤT CỦA CỎ VETIVER (Vetiveria zizanioides L.)  TRỒNG XEN TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

HIỆU QUẢ CỐ ĐỊNH CACBON VÀ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ ĐẤT CỦA CỎ VETIVER (Vetiveria zizanioides L.)  TRỒNG XEN TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Ở HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

Trần Thị Tuyết Thu1*, Đào Thị Hoan1, Phạm Văn Quang1, Nguyễn Xuân Huân1, Ngô Đức Thọ2

[1] Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội

2 Học viên Cao học, Chuyên ngành Biến đổi khí hậu, ĐHQG Hà Nội

* Tác giả liên hệ: tranthituyetthu@hus.edu.vn

TÓM TẮT

Vùng trồng cây có múi ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang bị thoái hóa đất nghiêm trọng do thâm canh cao. Cỏ Vetiver được biết đến như một giải pháp mới hướng đến canh tác nông nghiệp bền vững. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của cỏ Vetiver đến một số chỉ tiêu độ phì của đất trồng cam được quan tâm nghiên cứu trong 2,5 năm. Thí nghiệm trồng và che phủ cỏ Vetiver được thực hiện tại vườn trồng giống cam Xã Đoài 4 năm tuổi, tại đây đã trồng và tái canh cây cam khoảng 40 năm. Kết quả cho thấy sinh khối cỏ khô đạt 20,91 tấn/ha/năm, thành phần hóa học của cỏ Vetiver chiếm 52,65 – 53,24%C; 1,18 – 1,28%N; 0,23 – 0,27%P; 2,11 – 2,41%K; 0,2 – 0,3% Ca; 0,11 – 0,13%Mg; và 0,52 – 0,55% Si. Đáng chú ý, các chỉ tiêu lý – hóa của đất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thấm, dung trọng và chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dễ tiêu đã thay đổi rõ giữa công thức trồng cỏ và không trồng cỏ. Vì vậy, áp dụng trồng xen cỏ Vetiver trong vườn cây có múi để cải thiện độ phì của đất cần được xem là giải pháp ưu tiên.

Từ khóa: Cỏ Vetiver, độ phì của đất, cam Cao Phong, thoái hóa đất.

SUMMARY

Soil fertility and carbon sequestration as affected by Vetiver grass (Vetiveria zizanioides L.) intercropped in citrus orchards in Cao Phong, Hoa Binh

Tran Thi Tuyet Thu1, Dao Thi Hoan1, Pham Van Quang1, Nguyen Xuan Huan1, Ngo Duc Tho2

1Faculty of Environmental Sciences, University of Science, VNU Hanoi
2Master of student in VNU-SIS

Citrus (Orange) growing region in Cao Phong district, Hoa Binh province has been extremely degrading soil due to the highly intensive farming. Vetiver grass has been known as a novel approach forward to sustainable farming, herein, its effects on some indicators of the orange-growing soil fertility in Cao Phong were also considered for research over 2.5 years. The Vetiver grass growing and mulching trials were carried out in the field scale at the Xa Doai orange growing garden at 4-year-old plants, where the orange plants have been growing and re-cultivating for a long time about 40 years. The results show that the dry biomass achieved 20.91 ton/ha/year and the chemical components of Vetiver grass account for 52.65 – 53.24%C; 1.18 – 1.28% N; 0.23 – 0.27%P; 2,11 – 2.41%K; 0.2 – 0.3% Ca; 0.11 – 0.13% Mg; and 0.52 – 0.55% Si. Noting that the soil fertility indicators such as the temperature, the moisture, the infiltration, the bulk density, and the soil carbon content as well as the bioavailability nutrients have obviously changed between the pilots with Vetiver grass and the control pilots without Vetiver grass. Therefore, the application of intercropping Vetiver grass in citrus orchards for improving soil fertility should be put on the agenda.

Keywords: Vetiver grass, soil fertility, orange Cao Phong, soil degradation.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 21/02/2023

Ngày thông qua phản biện: 16/5/2023

Ngày duyệt đăng: 17/5/2023

024 3821 0374