Home / Tin tức / ĐỘNG THÁI NHẢ DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU ĐƯỢC ÁO NANOCARBON (CRF-UREA)

ĐỘNG THÁI NHẢ DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU ĐƯỢC ÁO NANOCARBON (CRF-UREA)

ĐỘNG THÁI NHẢ DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT CỦA PHÂN UREA HẠT ĐỤC CÀ MAU ĐƯỢC ÁO NANOCARBON (CRF-UREA)

Nguyễn Minh Đông1*, Võ Quang Minh1, Nguyễn Mạnh Huấn2, Trần Văn Thuận3

[1]Trường Đại học Cần Thơ

2Viện Dầu khí Việt Nam

3Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam

*Email: nmdong@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Thí nghiệm ủ đất được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của lớp áo nanocarbon trên viên phân urea hạt đục Cà Mau (CRF-urea) đến khả năng hòa tan, phóng thích và chuyển hóa urea (hoạt động thủy phân urea và nitrate hóa) trong điều kiện thoáng khí của đất trồng hoa màu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm trong phòng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lặp lại cho 3 nghiệm thức: (1) đối chứng: đất phù sa; (2) đất + urea Cà Mau, (3) đất + urea áo nanocarbon (CRF-urea). Thời điểm thu mẫu đất kết thúc quá trình ủ cho phân tích các chỉ tiêu đánh giá động thái (urea, NH4+, NO3-) là 0, 1, 2, 3, 5, 7, 14 và 28 ngày sau khi ủ. Kết quả cho thấy phân áo nanocarbon (CRF-urea) rất có hiệu quả làm giảm hàm lượng urea khuếch tán vào đất trong vòng 7 ngày sau khi vùi, thấp hơn 1,3 – 7,4 lần so với urea Cà Mau. Tỷ lệ nhả N của phân CRF-urea thấp hơn 2,0 – 2,5 lần so với phân urea không áo. Phân CRF-urea cũng làm chậm sự thủy phân urea tạo NH4+ trong vòng 0 – 14 ngày sau khi bón và giúp kéo dài động thái chuyển hóa NH4+ thành NO3- trong đất qua đó giúp duy trì dưỡng chất NH4+ trong đất tốt hơn. Kết quả này cho thấy có thể sử dụng nanocarbon làm vật liệu áo cho sản xuất urea chậm tan.

Từ khóa: Urea nhả chậm, nanocarbon coated urea, CRF-urea, nitrate, ammonium.

SUMMARY

Effect of nano-carbon as a coating material for controlled-release Ca Mau urea fertilizer on the dynamics of nutrient releasing in the alluvial soil

Nguyen Minh Dong1, Vo Quang Minh1, Nguyen Manh Huan2, Tran Van Thuan3

1Can Tho University
2Vietnam Petroleum Institute
3Vietnam Rice Company Limited

The soil incubation was conducted to evaluate the short-term effects of nanocarbon-coated urea (CRF-urea), compared with conventional urea (Camau urea), on solubility, releasing of urea, urea hydrolysis, and ammonium nitrification of upland-crop soil in the Mekong delta. The lab experiment was arranged in a completely randomized design (CRD), including 3 replications for each treatment: (1) control: alluvial soil; (2) alluvial soil + Camau urea, and (3) alluvial soil + CRF-urea. Killed samples were collected after 0, 1, 2, 3, 5, 7, 14, and 28 days of burying to analyse urea, ammonium, and nitrate. The results show that nanocarbon-coated urea (CRF-urea) was effective in decreasing the urea-N dissolved in the incubation soil, lower 1.3 to 7.4 times compared to conventional urea within seven days after application. The N released rate of CRF-urea was lower 2.0 to 2.5 times than that of Camau urea. CRF-urea can reduce urea hydrolysis formed ammonium on 0 – 14 days, and therefore prolong the nitrification of NH4+ to NO3-; hence, the accumulation of ammonium in upland soil will be better. These results suggest that it is possible to use nanocarbon as a coating material for controlled-release fertilizer.

Keywords: Controlled release urea, nanocarbon coated urea, CRF-urea, nitrate, ammonium.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc
Email: lvthuc@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 16/10/2022

Ngày duyệt đăng: 20/10/2022

024 3821 0374