Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY VẢI THIỀU TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY VẢI THIỀU TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY VẢI THIỀU TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Duy Phương1, Nguyễn Quang Hải1, Ngô Ngọc Ninh1, Nguyễn Tiến Lực1, Vũ Đình Hoàn1

[1] Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

TÓM TẮT

Bón phân không đủ và bón không cân đối cho cây vải thiều tại huyện Lục Ngạn là khá phổ biến, đây được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả vải khi thu hoạch. Kết quả điều tra chỉ ra rằng, không bón hữu cơ cho cây vải chiếm 42,7% trong tổng số hộ điều tra, chủ yếu là diện tích vải trồng trên đất đồi dốc ở các xã miền núi. Phân hữu cơ sử dụng cho cây vải chủ yếu là phân gia súc, gia cầm ủ theo phương pháp truyền thống với lượng bón trung bình từ 7,8 – 9,03 kg/cây, tương đương 10 – 12% so với khuyến cáo. Phân hóa học sử dụng cho cây vải chủ yếu là phân bón hỗn hợp NPK với nhiều tỉ lệ khác nhau, trung bình lượng phân đạm sử dụng cho cây vải dao động từ 0,61 – 0,67 kg N/cây; lân từ 0,73 – 1,0 kg P2O5/cây và kali từ 0,68 – 0,73 kg K2O/cây, tương đương 54,9 – 56,5% và lượng phân kali bón chỉ bằng 31,7 – 34,7%, trong khi đó lượng phân lân sử dụng cho cây vải lại cao hơn từ 1,4 – 2,1 lần so với khuyến cáo. Một điểm đáng chú ý là số hộ bón phân đạm và phân kali không đủ cho cây vải chiếm 63,0% và 86,3%, bón thừa lân chiếm 68,0% trong tổng số hộ điều tra. Số lần bón phân cho cây vải tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây, tình trạng ra hoa và đậu quả, phần lớn các hộ dân bón phân cho cây vải 4 lần/năm bao gồm bón phục hồi cây, bón thúc hoa và hai lần bón nuôi quả vào thời điểm sau khi rụng sinh lý và giai đoạn quả chuẩn bị bước vào giai đoạn chín.

Keywords: vải thiều, phân hữu cơ, phân bón hỗn hợp NPK.

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374