Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Nguyễn Văn Bình1*, Trịnh Ngân Hà1, Nguyễn Duy Phương1

[1]Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế
*Email: nguyenvanbinh@huaf.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 – 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu lực của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng bao gồm: (1) Điều tra thu thập số liệu, (2) Phân tích, thống kê và xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong giai đoạn 2015 – 2020, huyện Đại Lộc đã tiếp nhận và giải quyết 1.352 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền. Trong đó có: 22 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo, 1.323 đơn kiến nghị và phản ảnh. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đại Lộc giai đoạn 2015 – 2020 đạt kết quả khá cao. Tỷ lệ giải quyết hàng năm đều trên 95%. Tuy nhiên, một số trường hợp khiếu nại, tố cáo mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; đối tượng khiếu nại, tố cáo thường có thái độ bức xúc, khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền vẫn không chấp hành, cố tình gây rối và tiếp tục có đơn thư gửi vượt cấp. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành; công tác xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống quản lý đất đai; nâng cao năng lực cán bộ, công chức chuyên ngành, ý thức và hiểu biết của người dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đại Lộc.

Từ khóa: Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

SUMMARY

Assessment of the situation of settlement of complaints, denunciations
and land disputes in Dai Loc district, Quang Nam province

Nguyen Van Binh1, Trinh Ngan Ha1, Nguyen Duy Phuong1

1University of Agriculture and Forestry, Hue University

This study was conducted to assess the current situation of complaints, denunciations, and land disputes in Dai Loc district, Quang Nam province in the period 2015 – 2020, thereby proposing some solutions to strengthen the effectiveness of the settlement of complaints, denunciations, and land disputes in the study area. The applied research methods include: (1) Investigation and collection of data, (2) Analysis, statistics, and data processing. Research results show that: During the period 2015 – 2020, Dai Loc district has received and resolved 1,352 complaints, denunciations, and disputes over land under its jurisdiction. Including: 22 complaints, 07 denunciations, 1.323 petitions and reflections. The settlement of complaints, denunciations, and land disputes in the Dai Loc district in the period 2015 – 2020 has achieved quite high results. The annual settlement rate is above 95%. However, some cases of complaints and denunciations are complex, involving many levels and branches; Objects of complaints and denunciations often have an angry attitude, when receiving the settlement results of the competent authorities, but they still do not comply, deliberately cause trouble and continue to send letters beyond the level. The research results have given some solutions on the direction and administration; the construction of the legal system, the land management system; improvement of the capacity of specialized cadres and civil servants, and people’s awareness and understanding to improve the efficiency of settlement of complaints, denunciations and land disputes in Dai Loc district.

Keywords: Complaints, denunciations, land disputes.

 

Người phản biện: TS. Nguyễn Đình Bồng
Email: ndbong1947@gmail.com

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 05/10/2022

Ngày duyệt đăng: 07/10/2022

024 3821 0374