Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Hoàng Khánh Linh1, Nguyễn Bích Ngọc2*,Phạm Gia Tùng1, Đỗ Trung Đông3

[1]Khoa Quốc tế, Đại học Huế

2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

3Đại học Huế

*Email: nguyenbichngoc@huaf.edu.vn

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng đất thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn chuyển đổi số. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu thực địa, tài liệu sơ cấp; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu. VQG Bạch Mã nằm trên địa giới hành chính của 15 xã, thị trấn thuộc 03 huyện của 02 tỉnh; vùng đệm có tổng diện tích tự nhiên là 179,816 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 135,56 ha chiếm 75,39% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 6,347 ha chiếm 3,53% tổng diện tích đất tự nhiên vùng đệm và diện tích còn lại là đất chưa sử dụng (21,08%) với tỷ lệ sử dụng đất ở vùng đệm tương đối khá chiếm 78,92%. Để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất ở địa bàn đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành gồm: Microstation, Famis, ViLIS, ArcGIS và TKDesktop. Hiệu quả của việc ứng dụng các phần mềm này đã giúp cho tiến độ và chất lượng đo đạc được nâng lên rõ rệt, đảm bảo độ chính xác theo quy phạm một cách dễ dàng. Bản đồ và CSDL dạng số giúp cho việc lưu trữ, khai thác sử dụng và cập nhật thuận lợi, đã góp phần rút ngắn thời gian công việc của các chuyên viên, công tác thống kê đất đai được chủ động triển khai và đạt chất lượng đảm bảo theo quy định.

Từ khoá: Vùng đệm, phần mềm, quản lý, sử dụng đất, Bạch Mã.

SUMMARY

Assessing the current situation of land use and management in the buffer zone of Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province

Nguyen Hoang Khanh Linh1, Nguyen Bich Ngoc2, Pham Gia Tung1, Do Trung Dong3

1International School, Hue University
2University of Agriculture and Forestry, Hue University
3Hue University

This study was conducted to assess the current status of land use and management in the buffer zone of Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province. The study used the method of collecting data and secondary documents; methods of collecting field data, primary documents; field survey methods; statistical methods, analysis, data processing. Bach Ma National Park is located on the administrative boundaries of 15 communes and towns in 03 districts of 02 provinces; the buffer zone of Bach Ma National Park has a total natural area of ​​179,816 hectares, of which agricultural land is 135.56 hectares, accounting for 75.39% of the total natural area, non-agricultural land is 6,347 hectares, accounting for 3.53% of the total land area. natural buffer zone and the remaining area is unused land (21.08%) with a relatively high rate of land use in the buffer zone accounting for 78.92%. To serve the state management of land and the current status of land use in the area, specialized software has been used including: Microstation, Famis, ViLIS, ArcGIS and TKDesktop. The effectiveness of the application of these software has greatly improved the progress and quality of measurement, ensuring accuracy according to the norm easily. Digital maps and databases make storing, exploiting and updating convenient, contributing to shortening the working time of experts, the land statistics work is actively deployed and achieved high quality prescribed amount of guarantee.

Keywords: Buffer zone, national park, software, land use and management, Bach Ma.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Thanh Vũ
Email: ptvu@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 16/10/2022

Ngày duyệt đăng: 20/10/2022

024 3821 0374