Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Luyện Hữu Cử1, Nguyễn Hữu Thành1, Ngô Thanh Sơn1, Nguyễn Văn Thao1, Nguyễn Thọ Hoàng1, Trần Quang Đạo2, Hoàng Lê Hường3

1 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email: luyenhuucu@vnua.edu.vn

2 Học viên lớp Cao học K25-QLĐĐ E, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3 Trung tâm Tư vấn Khoa học công nghệ Tài nguyên môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 92,91% diện tích đất tự nhiên. Trên địa bàn huyện có 5 loại sử dụng đất là: Chuyên lúa, lúa – màu, chuyên màu, chuyên mía và chuyên cây ăn quả, với 11 kiểu sử dụng đất phân bố trên hai tiểu vùng của huyện, trong đó kiểu sử dụng đất: lúa vụ 1 – lúa vụ 2 – lúa vụ 3 và thanh long đều có ở cả 2 tiểu vùng. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho thấy: Có 3/11 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao là: thanh long, xoài và dưa – đậu tương; Có 6/11 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình là: 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, sắn, đậu tương, mía và vừng – ngô; Có 2/11 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả thấp là: lúa vụ 1 – vừng và vừng. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế từ trung bình đến cao nhưng lại có ảnh hưởng đến môi trường như: chuyên lúa, lúa – vừng, vừng – ngô và thanh long. Trong những năm tới bên cạnh việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế cần đặc biệt chú ý đến vấn đề sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với các kiểu sử dụng đất nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyện.

Từ khóa: sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, loại sử dụng đất, huyện Hàm Thuận Bắc.

 

Assessing the efficiency of agricultural land use in Ham Thuan Bac district, Binh Thuan province

Luyen Huu Cu1, Nguyen Huu Thanh1, Ngo Thanh Son1, Nguyen Van Thao1, Nguyen Tho Hoang1, Tran Quang Dao2, Hoang Le Huong3

1 Land Management Faculty, Vietnam National University of Agriculture

2 Master course of K25 Land Management Class E, Vietnam National University of Agriculture

3 Consulting Center for Technological Sciences for Natural Resources and Environment, Vietnam National University of Agriculture

SUMMARY

Ham Thuan Bac is a mountainous district of Binh Thuan province, the area of agricultural land accounts for 92.91% of the total area of the district. In this district there are 5 land use types: Rice, Rice-subsidiary crops, subsidiary crops, sugarcane and fruit trees with 13 land use patterns distributed in two sub-regions of the district, in which Rice crop 1 – Rice crop 2 – Rice crop 3 and Dragon fruit present both in 2 sub-regions. The results of the LUT’s land use efficiency assessment are as follows: 3/11 land use patterns giving high land use efficiency, are: Dragon fruit, mango and water melon-soybean. There are 6/11 land use types giving medium efficiency: 3 rice crops, 2 rice crops, cassava, soybean, sugarcane and sesame-maize. There are 2/11 types of land use giving low efficiency: Rice crop 1 – Sesame, and Sesame. Some types of land use give medium to high economic efficiency, but generate environmental impacts such as: rice crops, rice crop – sesame, sesame – maize and dragon fruit. In the coming years, in addition to focusing on improving economic efficiency, special attention should be paid to the rational use of chemical fertilizers and pesticides, in order to protect well the environment, ecological, effective and sustainable land use in the district.

Keywords: land use, efficiency of agricultural land use, land use types (LUT), Ham Thuan Bac district.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt

Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 16/9/2020

Ngày thông qua phản biện: 14/10/2020

Ngày duyệt đăng: 15/10/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374