Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG CARBON VÀ NITƠ TRONG ĐẤT Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH AN GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG CARBON VÀ NITƠ TRONG ĐẤT Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH AN GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN TRỮ LƯỢNG CARBON VÀ NITƠ TRONG ĐẤT Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH AN GIANG

Nguyễn Thị Hải Lý1*, Lư Ngọc Trâm Anh2, Nguyễn Hồ1, Nguyễn Thị Phương1

[1]Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên-Môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp

2Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp

*Email: nthly@dthu.edu.vn

TÓM TẮT

Trong những thập niên gần đây, việc phát triển các mô hình vườn rừng hay vườn ở khu vực đồi núi đang làm thay đổi thảm thực vật tự nhiên và tác động tới trữ lượng carbon và nitơ trong đất tại tỉnh An Giang. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của bốn kiểu sử dụng đất đặc trưng là rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn rừng và vườn cây ăn trái lên trữ lượng carbon hữu cơ và nitơ trong đất. Nghiên cứu khảo sát 144 ô tiêu chuẩn (OTC) (10 m ´ 10 m), gồm 18 OTC ở rừng tự nhiên, 25 OTC ở rừng trồng, 32 OTC ở vườn rừng và 12 OTC ở vườn. Đất được lấy ở hai độ sâu là 0 – 20 cm và 20 – 50 cm để phân tích dung trọng, hàm lượng carbon hữu cơ và tổng nitơ. Sự phân bố và trữ lượng của carbon và nitơ có sự khác biệt lớn trên bốn kiểu sử dụng đất. Rừng tự nhiên làm tăng đáng kể trữ lượng carbon trong đất (69,39 ± 3,60 tC/ha ở độ sâu 0 – 20 cm; 77,18 ± 7,95 tC/ha ở độ sâu 20 – 50 cm; p < 0,05). Mô hình vườn rừng và vườn làm tăng trữ lượng nitơ trong đất hơn so với rừng tự nhiên và rừng trồng (6,39 ± 1,29 tC/ha ở độ sâu 0 – 20 cm; 5,37 ± 1,04 tC/ha ở độ sâu 20 – 50 cm; p < 0,05). Nghiên cứu cho thấy rừng tự nhiên và rừng trồng sẽ có lợi trong việc hấp thụ CO2 và dự trữ carbon trong đất, trong khi các mô hình vườn và vườn rừng lại có lợi cho trữ lượng nitơ. Việc chuyển đổi sử dụng đất theo hướng phát triển kinh tế sẽ làm giảm đáng kể trữ lượng carbon, đồng thời làm suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái khác liên quan đến khả năng lưu trữ carbon.

Từ khoá: Chất hữu cơ, nitơ hữu cơ, sử dụng đất, mô hình canh tác, chất lượng đất.

SUMMARY

Effects of land-use on carbon and nitrogen stocks in soil in mountainous areas, An Giang province

Nguyen Thi Hai Ly1, Lu Ngoc Tram Anh2, Nguyen Ho1, Nguyen Thi Phuong1

1Faculty of Agriculture and Natural Resources-Environment, Dong Thap University
2Department of Science and Technology, Dong Thap University

In recent decades, the expansion of agri-forest or fruit garden models in mountainous areas is changing the natural vegetation and affecting the carbon and nitrogen stocks in the soil in An Giang province. This study was aimed to determine the effects of four typical land-use types, namely natural forests, plantations, forest gardens and fruit gardens, on soil organic carbon and nitrogen stocks. We surveyed 144 standard plots (OTC) (10 m ´ 10 m), including 18 OTCs in natural forests, 25 OTCs in planted forests, 32 OTCs in forest gardens and 12 OTCs in fruit gardens. Soil was taken at two depths of 0 – 20 cm and 20 – 50 cm to analyze density, organic carbon content and total nitrogen. The distributions and stocks of carbon and nitrogen varied widely across the four land-use types. Natural forests significantly increased the carbon stock in the soil (69.39 ± 3.60 tC/ha at a depth of 0 – 20 cm; 77.18 ± 7.95 tC/ha at a depth of 20 – 50 cm; p < 0.05). The model of forest garden and fruit garden increased nitrogen stock in soil higher than natural forest and plantation forest (6.39 ± 1.29 tC/ha at depth of 0 – 20 cm; 5.37 ± 1.04 tC/ha. ha at a depth of 20 – 50 cm; p < 0.05. Our results showed that natural forests and plantations models will be beneficial in absorbing CO2 and storing carbon in the soil, while fruit garden and forest gardens models are beneficial for nitrogen storage. The conversion of land use towards economic development will significantly reduce carbon stocks, while at the same time depleting other ecosystem services related to carbon storage capacity.

Keywords: Organic matter, organic nitrogen, land use, farming model, soil quality.

 

Người phản biện: PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc
Email: lvthuc@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 12/8/2022

Ngày thông qua phản biện: 16/10/2022

Ngày duyệt đăng: 20/10/2022

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374