Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN N, P, K, Ca, Mg ĐẾN ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM TẠI VỊ THANH – HẬU GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN N, P, K, Ca, Mg ĐẾN ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM TẠI VỊ THANH – HẬU GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN N, P, K, Ca, Mg ĐẾN ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÈN TRỒNG KHÓM TẠI VỊ THANH – HẬU GIANG

Đoàn Nguyễn Thiên Thư1, Lý Ngọc Thanh Xuân2, Trần Trọng Khôi Nguyên3, Lê Vĩnh Thúc4, Võ Thị Bích Thủy4, Trần Ngọc Hữu4, Nguyễn Quốc Khương4*

[1] Học viên Ngành Khoa học cây trồng Khóa 26, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

[1] Trường Đại học An Giang-Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

[1] Sinh viên Ngành Khoa học cây trồng Khóa 43, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

4 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
*Email: nqkhuong@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng kỹ thuật lô khuyết để đánh giá ảnh hưởng của bón N, P, K, Ca và Mg đến đặc tính đất phèn trồng khóm tại Vị Thanh-Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm tám nghiệm thức (i) Đối chứng: Không bón phân, (ii) NPKCaMg: Bón phân đạm, lân, kali, canxi và magie, (iii) NPCaMg: Bón phân lân, kali, canxi và magie, (iv) NKCaMg: Bón phân đạm, kali, canxi và magie, (v) NPCaMg: Bón phân đạm, lân, canxi và magie, (vi) NPKMg: Bón phân đạm, lân, kali và magie, (vii) NPKCa: Bón phân đạm, lân, kali và canxi, và (viii) FFP: Thực tế bón phân của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện (EC), hàm lượng chất hữu cơ (%C), khả năng trao đổi cations (CEC), hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân tổng số chưa bị tác động bởi bón phân vô cơ qua một vụ canh tác. Bón NPKCaMg dẫn đến hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất trong khi đó bón khuyết canxi dẫn đến hàm lượng Fe2+ cao nhất. Tuy nhiên, bón khuyết một trong các dưỡng chất N, P, Ca hoặc Mg dẫn đến hàm lượng đạm hữu dụng và lân dễ tiêu nhỏ hơn so với bón phân theo NPKCaMg.

Từ khóa: Bón khuyết dưỡng chất, cây khóm, đất phèn, phân bón

SUMMARY

Effects of N, P, K, Ca, Mg fertilizer application on acid sulphate soil properties cultivated pineapple in Vi Thanh city, Hau Giang province

Doan Nguyen Thien Thu1, Ly Ngoc Thanh Xuan2, Tran Trong Khoi Nguyen3, Le Vinh Thuc4, Vo Thi Bich Thuy4, Tran Ngoc Huu4, Nguyen Quoc Khuong4

1Master’s degree student in Crop science in course 26, Can Tho University
2 An Giang University-Vietnam National University Ho Chi Minh City
3Bachelor’s degree student in Crop science in course 43, Can Tho University
4 Department of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University

The objective of this study is to use omission plot technique to evaluate the effects of N, P, K, Ca, Mg chemical fertilizers on acid sulphate soil properties cultivated pineapple in Vi Thanh city, Hau Giang province. The field experiment was arranged in a completely randomized design, with 8 treatments including (i) Control: non-fertilizer, (ii) NPKCaMg: fully fertilized plot, (iii) PKCaMg: nitrogen omission plot, (iv) NKCaMg: phosphorus omission plot, (v): NPCaMg: potassium omission plot, (vi): NPKMg: calcium omission plot, (vii): NPKCa: magnesium plot, (viii): FFP: farmers’ fertilizer practice. The results showed that values of pHH2O, pHKCl, electrical conductivity, organic matter, total nitrogen, total phosphorus contents have not been affected by inorganic fertilizers by omission application method after first season. Application of NPKCaMg resulted in the highest soluble phosphorus content, while calcium omission treatment led to highest ferrous content. However, omission treatments of N, P, Ca or Mg increased the lower available nitrogen and soluble phosphorus as compared to NPKCaMg treatment.

Keywords: Acid sulphate soil, chemical fertilizers, omission technique,pineappleplant.

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần

hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 24/10/2021

Ngày thông qua phản biện: 20/7/2022

Ngày duyệt đăng: 30/8/2022

024 3821 0374