Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN PHÂN KALI VÀ VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TAM NÔNG – ĐỒNG THÁP TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN PHÂN KALI VÀ VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TAM NÔNG – ĐỒNG THÁP TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN PHÂN KALI VÀ VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TAM NÔNG – ĐỒNG THÁP TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Nguyễn Quốc Khương1*, Nguyễn Thanh Ngân2, Lê Thị Ngọc Thơ2, Phan Chấn Hiệp2, Nguyễn Huỳnh Minh Anh2, Nguyễn Đức Trọng2

[1]Khoa Khoa học cây trồng, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Email:Ngkhuong@ctu.edu.vn

2Sinh viên ngành Khoa học cây trồng khóa 45, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

*Email: nqkhuong@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiệu quả của các dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali đến hỗ trợ sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện bón các mức phân kali khác nhau. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó, nhân tố A là các mức bón phân kali (0%, 25%, 50%, 75%, 100% so với bón phân theo khuyến cáo), nhân tố B là vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali (Không bổ sung vi khuẩn, bổ sung vi khuẩn HTK-1, bổ sung vi khuẩn HTK-2, bổ sung vi khuẩn HTK-3 và bổ sung hỗn hợp ba dòng vi khuẩn HTK-1, HTK-2 và HTK-3, với mật số 1,6625 x 105 CFU/g đất khô) với bốn lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức không bón phân kali cho chiều cao cây, chiều dài bông, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc tương đương so với nghiệm thức bón 100% phân kali theo khuyến cáo. Bên cạnh đó, bổ sung dòng đơn vi khuẩn HTK-1, HTK-2, HTK-3 hoặc hỗn hợp ba dòng vi khuẩn HTK-1, HTK-2 và HTK-3 đã cho năng suất hạt lúa 9,39, 10,36, 10,41 và 11,29 g/chậu, theo thứ tự, cao hơn so với không bổ sung vi khuẩn, với 8,05 g/chậu trên nền đất phèn của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Từ khóa: Đất phèn, kali, năng suất lúa, vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía.

SUMMARY

Effects of potassium and purple nonsulfur bacteria on  growth and yield of rice cultivated on Tam Nong – Dong Thap acid sulfate soil. A case study in pot experiment

Nguyen Quoc Khuong1, Nguyen Thanh Ngan2, Le Thi Ngoc Tho2,Phan Chan Hiep2, Nguyen Huynh Minh Anh2, Nguyen Duc Trong2

1Faculty of Crop Science, College of Agriculture, Can Tho University
2Bachelor’s degree student in crop science in course 45, Can Tho University

Objective of this study was to determine the efficiency of potential strains of purple nonsulfur bacteria (PNSB) strains possessing the ability of potassium solubilization to support rice growth and yield under conditions of different potassium fertilizer application levels. A 5 x 5 factorial experiment consisted potassium fertilizer levels (0%, 25%, 50%, 75%, 100% of recommendation fertilizer formula) and K-solubilizing strains of PNSB (No-added bacteria, applied only HTK-1, applied only HTK-2, applied only HTK-3, and a mixture of HTK-1, HTK-2 and HTK-3 containing 1.6625 x 105 CFU/g dry soil weight) was arranged in a randomized complete block design in acid sulfate soil, with four replications. Results showed that treatments of K-applied fertilizers have equally values in plant height, panicle length, number of panicles per pot, percentage of filled grain compared to no potassium fertilizer application. Moreover, the supplementary of HTK-1, HTK-2, HTK-3 or a mixture of HTK-1, HTK-2 and HTK-3 produced higher rice grain yield, 9.39, 10.36, 10.41 and 11.29 g pot-1 as compared no added potassium solubilizing bacteria with 8.05 g pot-1 on acid sulfate soil collecting from Tam Nong district, Dong Thap province.

Keywords: Acid sulfate soil, rice grain yield, potassium solubilization, purple nonsulfur bacteria.

 

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
Email: buihuyhien@gmail.com

Ngày nhận bài: 11/01/2022

Ngày thông qua phản biện: 14/4/2023

Ngày duyệt đăng: 21/4/2023

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374