Home / Tin tức / MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI MẶN TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH TRÀ VINH DƯỚI CÁC CHẾ ĐỘ TƯỚI TIÊU KHÁC NHAU

MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI MẶN TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH TRÀ VINH DƯỚI CÁC CHẾ ĐỘ TƯỚI TIÊU KHÁC NHAU

MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI MẶN TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH TRÀ VINH DƯỚI CÁC CHẾ ĐỘ TƯỚI TIÊU KHÁC NHAU

Nguyễn Quang Chiến, Mai Văn Trịnh, Bùi Thị Phương Loan, Hà Mạnh Thắng

Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Email: chiennguyen7165@gmail.com

TÓM TẮT

Nghiên cứu này trình bày kết quả sử dụng mô hình LEACHMOD mô phỏng động thái mặn trong đất trồng lúa giai đoạn 2014 – 2016 tại thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh dưới tác động của chế độ tưới truyền thống và chế độ tưới theo tiêu chuẩn (TCVN 8641:2011) trong cùng điều kiện các yếu tố môi trường như nhiệt khí hậu và độ mặn nước tưới. Mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định theo số liệu quan trắc đất mặn giai đoạn 2010 – 2013 của Viện Môi trường Nông nghiệp. Kết quả mô phỏng cho thấy, tưới tiêu theo TCVN 8641:2011 tại khu vực nghiên cứu tỏ ra không phù hợp và hiệu quả bằng phương pháp truyền thống, tuy nhiên khác biệt về độ mặn là tương đối nhỏ. Độ mặn cao nhất vào tháng 4 hàng năm và có xu hướng tăng dần theo từng năm. Độ mặn của đất được tưới theo tiêu chuẩn lần lượt là 0,65 dS/m; 1,37 dS/m và 1,79 dS/m, cao hơn độ mặn của đất được tưới theo phương pháp truyền thống, lần lượt là 0,62 dS/m; 1,36 dS/m và 1,80 dS/m. Tuy nhiên, trong giai đoạn mô phỏng, độ mặn tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa vượt ngưỡng 3 dS/m – ngưỡng ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Từ khoá: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, mô hình hoá môi trường, LEACHMOD.

 

Simulation of salinity dynamics in paddy land in Tra Vinh province under different irrigation management methods

Nguyen Quang Chien, Mai Van Trinh, Bui Thi Phuong Loan, Ha Manh Thang

Institute for Agriculture Environment, Vietnam Academy of Agricultural Sciences

SUMMARY

This study presents results of application of LEACHMOD program to simulate dynamics the salt intrusion in paddy rice land in Chau Thanh township, Tra Vinh province from 2014 to 2016. The two simulated scenarios according to different irrigation methods are the traditional method and the TCVN 8641: 2011 standard under the same conditions of rainfall, evapo-transpiration and saline water. Model was calibrated using soil monitoring for 2010 to 2013. Results showed that, application of TCVN 8641:2011 standard at the studied area is not as suitable and effective as the traditional method, but the differences are pretty small. The highest salinity is in April each year, and tends to increase year by year, are 0.62 dS/m; 1.36 dS/m and 1.90 dS/m for the traditional method and 0.65 dS/m; 1.37 dS/m and 1.79 dS/m for TCVN 8641:2011 standard respectively. In the simulation period, salinity in the studied area has not reached the value of 3 dS/m – the threshold that affects rice yield.

Keywords: Cliamte change, salt intrusion, environmental modeling, LEACHMOD.

 

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần

Cơ quan làm việc: Hội Khoa học Đất Việt Nam, Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com

Ngày nhận bài: 26/11/2019

Ngày thông qua phản biện: 30/5/2020

Ngày duyệt đăng: 04/6/2020

024 3821 0374