Home / Tin tức / ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thanh Hải1, Nguyễn Văn Hiểu2, Trần Huyền Trang2

[1] Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Email: nguyenthanhhai@tuaf.edu.vn

[1] Trung tâm Nghiên cứu Địa tin học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá xói mòn đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dựa trên khả năng tích hợp của viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình toán USLE (Universal Soil Loss Equation). Quá trình nghiên cứu đã xác định được hệ số xói mòn do mưa R, hệ số kháng xói của đất K, hệ số địa hình LS, hệ số lớp phủ thực vật C và hệ số canh tác P. Kết quả đạt được là các bản đồ chuyên đề và bản đồ phân cấp xói mòn đất thể hiện phạm vi và mức độ ảnh hưởng. Diện tích đất bị xói mòn của huyện Phú Lương là 33.153,45ha chiếm 90,27% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích xói mòn mạnh là 4.256,3ha, chiếm 11,59%, xói mòn trung bình là 14.121,40ha, chiếm 38,45% và xói mòn nhẹ là 14.775,72ha chiếm 40,23%. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong việc cảnh báo và dự báo hiện tượng xói mòn đất nhằm đề xuất biện pháp khắc phục hay giảm thiểu xói mòn cho những khu vực có tiềm năng xói mòn đất của huyện Phú Lương.

Từ khóa: bản đồ xói mòn đất, hệ thống thông tin địa lý (GIS), mô hình toán USLE, viễn thám, xói mòn đất.

 

SUMMARY

Application of gis and remote sensing to estimate on site soil erosion
in Phu Luong district, Thai Nguyen province

Nguyen Thanh Hai1, Nguyen Van Hieu2, Tran Huyen Trang2

[1] Faculty of Environment, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
2 Geo Informatic Research Center, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

This study was conducted to estimate on site soil erosion in Phu Luong district, Thai Nguyen province based on the integration of remote sensing, geographic information system (GIS) and USLE (Universal Soil Loss Equation) mathematical model. The research process has determined the coefficient of erosion due to rainfall erosivity (R), soil erodibility (K), slope length (L), slope steepness (S), vegetative cover and management practices (C), and supporting conservation practices (P). The achieved results are thematic maps and hierarchical maps of soil erosion that represents the scope and extent of impacts. The eroded land area of ​​Phu Luong district is 33,153.45ha (90.27%) of the total area of ​​the district. Strong erosion area is 4,256.3ha (11.59%), medium erosion is 14,121.40ha (38.45%) and light erosion is 14,775.72ha (40.23%). Research results have a great significance in warning and forecasting soil erosion and proposes measures to overcome or reduce erosion for areas with potential soil erosion in Phu Luong district.

Keywords: Erosion Modeling, GIS, USLE modeling, Remote sensing, Soil Erosion.

 

Người phản biện: PGS.TS. Đào Châu Thu

Email: chauthu9lvh@gmail.com

Ngày nhận bài: 27/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 14/5/2021

Ngày duyệt đăng: 15/5/2021

024 3821 0374