Home / Tin tức / ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI VÙNG CANH TÁC LÚA TRONG MÙA KHÔ VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI VÙNG CANH TÁC LÚA TRONG MÙA KHÔ VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trương Chí Quang1, Nguyễn Hồng Thảo2, Võ Quang Minh1
Trường Đại học Cần Thơ.
2 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ.
TÓM TẮT
Hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến canh tác lúa trong mùa khô ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này trình bày kết quả ứng dụng viễn thám và GIS (hệ thống thông tin địa lý) nhằm xác định vùng canh tác lúa và phân tích sự thay đổi diện tích canh tác lúa trong mùa khô ở 8 tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Phương pháp xác định đất lúa trong mùa khô được thực hiện dựa trên chỉ số NDVI của chuỗi ảnh MODIS MOD09Q1 trong tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Từ ảnh viễn thám được thu thập, các lớp bản đồ NDVI biểu diễn thực vật được xây dựng, các bản đồ này được hiệu chỉnh với bản đồ hiện trạng sử dụng đất để loại trừ vùng canh tác rau màu, cây ăn quả và rừng. Tiếp theo, các bản đồ đất lúa mùa khô các năm được chồng lớp theo phương pháp cộng dữ liệu raster (trường quét). Kết quả giải đoán đất lúa đã xây dựng được bản đồ lịch sử vùng canh tác lúa trong mùa khô qua các năm 2000, 2005, 2010, 2015, 2016 và 2017 của 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL ứng với các thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra hạn, mặn. Bên cạnh đó, bản đồ tổng hợp lịch sử vùng trồng lúa trong mùa khô chỉ ra các vùng thường xuyên canh tác lúa và các vùng không thường xuyên canh tác lúa do ảnh hưởng hạn mặn. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần hỗ trợ công tác quản lý và làm cơ sở để xây dựng mô hình dự báo sự tác động của hạn mặn đến diện tích canh tác lúa ở các tỉnh ven biển trong mùa khô.
Từ khóa: Canh tác lúa mùa khô, đất lúa vùng ven biển, Đồng bằng sông Cửu Long, hạn và xâm nhập mặn.

Application of remote sensing in analysis of rice area changes in dry season in coastal area of the Mê Kông Delta
Truong Chi Quang1, Nguyen Hong Thao2, Vo Quang Minh1
1 Can Tho University
2 Can Tho Technical Economic College
SUMMARY
In the coastal provinces of the Mê Kông delta, drought and saline intrusion often seriously affects rice cultivation in the dry season. This study presents the results of remote sensing and GIS applications to identify rice cultivation areas and analyze changes of rice cultivation area in 8 coastal provinces in the Mê Kông delta from February to Avril every year. The method of determining rice areas is based on the NDVI index of the MODIS images (MOD09Q1) from February to April each year. In which, NDVI map layers represent vegetation were built and calibrated with land use maps to eliminate vegetable crops, fruit trees and forests. The historical map of rice areas in the dry season have been generated with raster overlay method. The results showed that the maps of rice cultivation areas in the dry season have been built for the 8 coastal provinces in the Mê Kông delta in 2000, 2005, 2010, 2015, 2016 and 2017 according to the periods from before to after the drought and saline intrusion periods. In addition, a historical map of ​​rice cultivation in dry season indicates areas where number of years of rice cultivation is low due to the influence of many causes, including salinity intrusion. The results can be used to support the agricultural management and serve as an input for prediction models of the impact of salinity intrusion on rice growing in the coastal provinces during the dry season.
Keywords: Mê Kông delta, rice cultivation in dry season, rice in coastal areas, throught and saline intrusion.

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
Cơ quan: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Email: buihuyhien@gmail.com
Ngày nhận bài: 15/6/2019
Ngày thông qua phản biện: 03/7/2019
Ngày duyệt đăng: 05/7/2019

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374