Home / Tin tức / SỬ DỤNG VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA ĐỂ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT PHÈN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN

SỬ DỤNG VI KHUẨN QUANG DƯỠNG KHÔNG LƯU HUỲNH MÀU TÍA ĐỂ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT PHÈN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN

Nguyễn Quốc Khương1*, Huỳnh Mạch Trà My2, Lê Vĩnh Thúc1, Trần Văn Dũng2, Trần Chí Nhân , Nguyễn Thị Thanh Xuân3*, Lý Ngọc Thanh Xuân3

1 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

2 Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

3 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Email: nqkhuong@ctu.edu.vn; ttxuan@agu.edu.vn

TÓM TẮT

Hàm lượng độc chất nhôm, sắt cao là yếu tố chính giới hạn sự sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn; mặc dù nhiều biện pháp đã được thực hiện để cải thiện yếu tố bất lợi trên, trong điều kiện canh tác lúa bền vững vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía như Rhodopseudomonas palustris là một trong những nhóm vi khuẩn tiềm năng giảm độc chất nhôm, sắt trên đất phèn trồng lúa. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được chế phẩm vi sinh giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và chất lượng đất phèn. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên đất phèn Hòn Đất – Kiên Giang trong điều kiện nhà lưới. Cụ thể, nhân tố thứ nhất là bón chế phẩm vi sinh (chứa bốn dòng vi khuẩn, chứa một dòng vi khuẩn và không bón chế phẩm vi sinh) và nhân tố thứ hai gồm bốn mức bón đạm (100, 75, 50 và 0 kg N ha-1 ). Kết quả cho thấy bón chế phẩm vi sinh chỉ chứa một dòng vi khuẩn R. palustris VNW64 hoặc bốn dòng vi khuẩn R. palustris VNW64, VNS89, TLS06 và VNS02 đã tăng tăng hàm lượng đạm hữu dụng (NH4 +) và giảm hàm lượng nhôm trao đổi (Al3+), sắt (Fe2+) trong đất phèn tương ứng với 6,42 – 8,35%, 2,40 – 23,20% và 3,07 – 20,12%.

Từ khóa: Chất lượng đất, chế phẩm vi sinh, đất phèn, độ phì nhiêu đất, Rhodopseudomonas palustris.

 

Use of purple nonsulfur bacteria as biofertilizer and bioremediator for amelioration of acid sulfate soil fertility and soil quality from Long Xuyen Quadrangle area

Nguyen Quoc Khuong1*, Huynh Mach Tra My2, Le Vinh Thuc1, Tran Van Dung2, Tran Chi Nhan3, Nguyen Thi Thanh Xuan3*, Ly Ngoc Thanh Xuan3

1, 2 Can Tho University

3 An Giang University, National University of Ho Chi Minh city

SUMMARY

Al3+ and Fe2+ toxicities were considered as the greatest constraints to rice growth and yield; although many methods have been conducted to ameliorate the above limitation, to obtain the goal of sustainable cultivation, biofertilizers containing acid, Al3+ and Fe2+ resistant Rhodopseudomonas palustris strains are the promised bacteria to reduce the toxicity of Al3+ and Fe2+. Objective of this research is to evaluate the ability of biofertilizers containing acid – Al3+ and Fe2+ resistant R. palustris to reduce Al3+ and Fe2+ concentrations and improve soil fertility. A 2 factorial design in a completely randomized block design consisting of the main factor as biofertilizers (mixed, single, and no added biofertilizers) and minor factor as N fertilizer rates (0, 50, 75 and 100 kg N ha-1 ) was conducted on acid sulfate soils, collected from Hon Dat – Kien Giang in the greenhouse. The results showed that application of biofertilizers containing single R. palustris strain VNW64 or mixture of R. palustris strains VNW64, VNS89, TLS06 and VNS02 increased NH4 + and reduced Al3+ and Fe2+ concentrations in soil, ranging 6.42 – 8.35%, 2.40 – 23.20% and 3.07 – 20.12%, respectively.

Keywords: Acid sulfate soils, biofertilizers, soil quality, soil fertility, Rhodopseudomonas palustris.

 

Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền

Email: buihuyhien@gmail.com

Ngày nhận bài: 03/10/2018

Ngày thông qua phản biện: 19/02/2020

Ngày duyệt đăng: 04/3/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374