Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BAY VÀ APATIT ĐỂ XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG DO KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO BAY VÀ APATIT ĐỂ XỬ LÝ ĐẤT Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG DO KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Đặng Văn Minh1, Văn Hữu Tập2, Mai Thị Lan Anh2, Hoàng Trung Kiên2, Dương Thị Minh Hòa3
Đại học Thái Nguyên.
2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
3 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
TÓM TẮT
Ô nhiễm kim loại nặng trong đất sau khai thác khoáng sản đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, các mẫu đất nghiên cứu được lấy tại bãi thải và khu vực xung quanh bãi thải mỏ chì kèm làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016. Kim loại nặng tổng số (Pb, Zn, Cd, As), pH, EC, CEC, Eh, NTS và KTS được phân tích để đánh giá đặc tính của đất. Kết quả phân tích cho thấy, đất tại khu vực nghiên cứu nghèo chất dinh dưỡng và chất hữu cơ (nitơ tổng số: 0,04 – 0,058%, cac bon hữu cơ: 0,32 – 2,32%), pHKCl: 5,08 – 7,3. Hàm lượng kim loại nặng tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Cụ thể là so sánh với QCVN 03- MT:2015/BTNMT – áp dụng đối với nhóm đất nông nghiệp thì As vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8,5 đến 197,53 lần; hàm lượng Pb vượt 6 đến 282 lần; hàm lượng Cd vượt 2,56 đến 262 lần; hàm lượng Zn vượt 1,6 đến 78,1 lần. Như vậy, đất sau khai thác khoáng sản tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm kim loại nặng cần phải có các giải pháp xử lý.
Từ khóa: Kim loại nặng, Khai thác khoáng sản, Mỏ chì kẽm, làng Hích, Ô nhiễm đất.

Using flying ash and apatite to treat soil contaminated by heavy metals after mineral mining in Thai Nguyen province
Dang Van Minh1, Van Huu Tap2, Mai Thi Lan Anh2, Hoang Trung Kien2, Duong Thi Minh Hoa3
1 Thai Nguyen University
2 Thai Nguyen University of Sciences
3 Thai Nguyen University of Agriculture and forestry
SUMMARY
Heavy metal pollution in the soil after mining is a problem that has been recently concerned. In this study, flying ash and apatite were used to adsorb heavy metals (Cd, Zn, Pb) in the soils after mining at the Zinc-Lead mine in Hich village, Thai Nguyen province. Five experimental treatments with the following ratios: (1) Control (soil + 0% flying ash and apatite), (2) FA1 (soil + 1% flying ash), (3) FA3 (soil + 3% flying ash), (4) FA5 FAA3 (soil + 3% flying ash and 3% apatite). Flying ash was incubated with soils after mining in 90 days. Results showed that after 90 days of incubation, the amount of exchanged heavy metals (Cd, Zn, Pb) decreased significantly in experimental treatments. In particular, treatment 5 (FAA3) had the highest adsorption efficiency. In the control treatment, the amount of exchanged Pb, Zn and Cd were 466mg/kg, 506.67mg/kg and 13.79mg/kg, respectively. The amount of these metals decreased to 162.67mg/kg, 155.67mg/kg and 3.78mg/kg respectively in treatment 5. Thereby, flying ash and apatite provided significant effects on adsorption of heavy metals in the soils after mining.
Keywords: Zinc-Lead mine, Hich village, Adsorption, Heavy metals, Polluted soils.

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Dần
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 10/7/2017
Ngày thông qua phản biện: 10/8/2017
Ngày duyệt đăng: 15/8/2017

024 3821 0374