Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ CH4 TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC Ở CÁC CHẾ ĐỘ CANH TÁC KHÁC NHAU TẠI TRỰC HÙNG, TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

NGHIÊN CỨU LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ CH4 TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC Ở CÁC CHẾ ĐỘ CANH TÁC KHÁC NHAU TẠI TRỰC HÙNG, TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Lưu Thế Anh1, Hoàng Thị Thu Duyến2,
Đinh Mai Vân3, Đặng Thị Thanh Nga4

[1]Viện Tài nguyên và Môi trường (VNU – CRES), Đại học Quốc gia Hà nội (VNU).

2Chương trình Biến đổi khí hậu và Phát triển, Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

3Trường Đại học Lâm nghiệp.

4Học viên cao học, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU – HUS), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lượng phát thải CH4 từ hai hệ thống canh tác lúa nước gồm chuyên 2 vụ lúa và 2 vụ lúa + 1 vụ màu tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng khí thải CH4 trong ruộng chuyên 2 vụ lúa đạt cực đại là 413,7 mg/m2/ngày sau 61 – 67 ngày cấy; trong khi lượng phát thải CH4 trong ruộng 2 vụ lúa + 1 màu đạt cực đại là 540,6 mg/m2/ngày sau 73 – 77 ngày cấy. Sự khác nhau này do chế độ bón phân khác nhau giữa hai phương thức canh tác. Ruộng chuyên 2 vụ lúa chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ nên dễ hấp thu bởi cây trồng hơn và cây lúa sinh trưởng nhanh hơn, do đó đỉnh phát thải khí CH4 cũng sớm hơn. Trong khi ruộng trồng 2 vụ lúa + 1 màu chủ yếu bón phân chuồng hoai mục nên phải mất một thời gian để vi sinh vật phân giải, khiến cho giai đoạn dậy thì của lúa muộn hơn và đỉnh phát thải khí CH4 cũng đạt được chậm hơn. Đây là lý do giải thích cho lượng CH4 phát thải trong đất trồng 2 vụ lúa + 1 màu (quy đổi, 2,668 tấn CO2e/tấn thóc) cao hơn so với đất chuyên 2 vụ lúa (quy đổi, 2,194 tấn CO2e/tấn thóc). Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của các yếu tố phân bón và giai đoạn sinh trưởng của lúa đến phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng. Để đánh giá chính xác mức phát thải CH4 trong điều kiện canh tác của Việt Nam, cần thực hiện nhiều nghiên cứu tiếp tục, trong đó quan tâm đến phát thải khí N2O thường đi kèm với phát thải CH4.

Từ khóa: phát thải, CH4, khí nhà kính, hệ thống canh tác lúa, Nam Định.

 

Study on CH4 gas emission from different cultivation regimes of paddy rice production in Truc Hung commune, Truc Ninh district, Nam Dinh province

Luu The Anh1, Hoang Thi Thu Duyen2, Dinh Mai Van3, Dang Thi Thanh Nga4

1Centre Institute for Natural Resources and Environment Studies (VNU – CRES),
Vietnam National University, Hanoi, Vietnam

 2Master’s Program in Climate Change and Development, Vietnam Japan University,
Vietnam National Univeristy, Hanoi, Vietnam

3Vietnam National University of Forest, Ministry of Agriculture and Rural Development,
Xuan Mai town, Hanoi, Vietnam

4Postgraduate Student, Faculty of Environmental Science, VNU University of Science

SUMMARY

Objectives of this study is to examine CH4 gas emission from two paddy rice cultivation systems including two specific paddy rice crops (RL), and two paddy rice crops rotated with one another crop (RM) in Truc Hung commune, Truc Ninh district, Nam Dinh province. CH4 gas emission was found peaking at 413,7 mg/m2/day in RL system after 61 – 67 days of transplantation; while one in RM system peaking at 540,6 mg/m2/day after 73 – 77 days of transplantation. The main reason for the difference was blamed on distinguished fertilizer application between RL and RM systems. Accordingly, the RL system mainly applied inorganic fertilizer which is more available and easily absorbed by crops, inducing faster rice growth and earlier CH4 gas emission peak was attained. In contrast, RM applied mainly compost which takes longer time for microorganisms to decompose, making nutrients available for crops. As a result, CH4 gas emission peak was delayed compare to RL system. Therefore, total emission of CH4 in RM (2,668 tons CO2e/ton rice equivalent) was higher than that in RL (2,194 tons CO2e/ton rice, equivalent). These preliminary findings have demonstrated the effects of fertilizers and rice growth stages on CH4 gas emission in the Red River Delta. Further research should be implemented to precisely evaluate CH4 gas emission in cultivating condition in Vietnam, in which N2O emission should be included along with CH4 gas emission.

Keywords: emission, CH4 gas, greenhouse gas, rice systems, Nam Dinh.

 

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà
Email: dongsongsao8@gmail.com

Ngày nhận bài: 08/3/2020

Ngày thông qua phản biện: 23/02/2021

Ngày duyệt đăng: 26/02/2021

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374