Home / Tin tức / NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Phương1, Vi Thùy Linh1, Nguyễn Thu Hường1, Nguyễn Thị Hồng1
Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Email: vuphuong1987.dhkh@gmail.com
TÓM TẮT
Đại Từ là một huyện trung du miền núi có địa hình đa dạng và phức tạp; đặc điểm địa mạo của huyện đã tác động không nhỏ đến sự phân bố, cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. Bài báo nêu lên kết quả nghiên cứu là thành lập bản đồ địa mạo huyện Đại Từ tỉ lệ 1/50.000 dựa trên quan điểm nguồn gốc – hình thái, đồng thời đánh giá địa mạo đựa trên 4 nhóm tiêu chí và áp dụng phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp bền vững. Kết quả đã xác định 19 kiểu địa hình, thuộc 3 nhóm: nhóm địa hình núi (9 kiểu), nhóm đồi – núi thấp (7 kiểu), nhóm đồng bằng và thung lũng (3 kiểu). Đánh giá địa mạo dựa theo 3 cấp: rất thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi. Trên cơ sở đó xác định 4 nhóm hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp bền vững theo 4 nhóm địa mạo.
Từ khóa: Địa mạo, Đại Từ, nông – lâm nghiệp bền vững, thành lập bản đồ.

Geomorphology research for serving sustainable agro – forestry development in Dai Tu district, Thai Nguyen province
Vu Thi Phuong1, Vi Thuy Linh1, Nguyen Thu Huong1, Nguyen Thi Hong1
1TNU Thai Nguyen University of Sciences
SUMMARY
Dai Tu is known as a mountainous-midland district with diverse and complex topography that has a great impact on the distribution and structure of crops and domestic animals and the development of agro-forestry production. The research result showed that the geomorphological map of Dai Tu district should be compiled at the scale of 1/50.000 according to the origin – form principle, the geomorphological assessment based on 4 groups of criteria, and the weighted composite score ladder method is recommended to be applied for sustainable agro-forestry development. The paper has figured out 19 terrain types belonging to 3 groups: mountains (9 types), hills – low mountains (7 types), valley and plain (3 types). Geomorphological assessment is based on three levels: very favorable, moderate and less favorable. Based on that, four groups of sustainable agro-forestry production will be identified in 4 geomorphological groups.
Keywords: Sustainable agro – forestry, geomorphology, Dai Tu.

Người phản biện: GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm
Email: dodinhsam@gmail.com
Ngày nhận bài: 01/6/2017
Ngày thông qua phản biện: 17/7/2017
Ngày duyệt đăng: 20/7/2017

024 3821 0374