Home / Tin tức / HIỆU QUẢ CỦA BÓN BIOCHAR VỎ TRẤU VÀ KALI HUMATE ĐẾN CẢI THIỆN DƯỠNG CHẤT N, P, K TRONG ĐẤT, SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BI (Lycopersicum esculentum M.)

HIỆU QUẢ CỦA BÓN BIOCHAR VỎ TRẤU VÀ KALI HUMATE ĐẾN CẢI THIỆN DƯỠNG CHẤT N, P, K TRONG ĐẤT, SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BI (Lycopersicum esculentum M.)

Nguyễn Thị Anh Thư1, Tất Anh Thư2*, Bùi Triệu Thương2, Võ Hoài Nam1

1 Sinh viên ngành Khoa học đất

2 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

* Email: tathu@ctu.edu.vn

 

TÓM TẮT

Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của biochar vỏ trấu và kali humate ở các liều lượng khác nhau đến sự cải thiện một số đặc tính hóa học đất, sinh trưởng và năng suất cà chua bi. Thí nghiệm trồng cà chua trên đất phù sa (Fluvisols) thu thập tại Trà Ôn, Vĩnh Long được thực hiện tại khu nhà lưới Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần thơ. Thí nghiệm thừa số 02 nhân tố gồm: (i) 03 mức độ biochar; (ii) 03 mức độ kali humate. Biochar được bón ở 3 liều lượng: 0, 100 và 200 g/chậu, kết hợp với 3 mức độ kali humate: 0, 2 và 4 g/chậu. Kết quả cho thấy, việc bón biochar tuy chưa giúp gia tăng chiều cao cây, đường kính trái, tổng số trái/cây, năng suất trái nhưng cải thiện ý nghĩa pH đất, dinh dưỡng hữu dụng trong đất (N, P, K). Bón kali humate không ảnh hưởng đến pH đất nhưng giúp cải thiện hàm lượng dinh hữu dụng trong đất, chiều cao cây, tổng số trái/cây và giúp tăng năng suất 33-58%. Có mối tương tác giữa liều lượng biochar và liều lượng kali humate đến giá trị pH đất, dinh dưỡng hữu dụng trong đất.

Từ khóa: biochar vỏ trấu, cà chua bi, kali humate, Solanum lycopersicum M.

 

SUMMARY

Influence of rice husk biochar and kali humate on improving soil N, P, K nutrients, growth and yield of cherry tomato (Lycopersicum esculentum M.)

Nguyen Thi Anh Thu1, Tat Anh Thu1, Bui Trieu Thuong1, Vo Hoai Nam1

1Can Tho University

 

A net-house study was set up to evaluate the effect of applying rice husk biochar and potassium humate at different rates on improving of some soil nutrients, growth, and yield of cherry tomato. The alluvial soil (Fluvisols), at Tra On district, Vinh Long province, was collected for the net house experiment at the Faculty of Agriculture, Can Tho University. The two-factor experiment was arranged in a completely randomized design (CRD), 4 replications, three levels for both biochar and potassium humate. Biochar was applied at three rates: 0, 100, and 200 g/pot, in combination with potassium humate applied at three rates: 0, 2, and 4 g/pot. The results showed that applying of rice husk biochar didn’t increase plant height, fruit diameter, total number of fruits/tree, and fruit yield, but soil pH, soi l available nutrients (N, P, K) was significantly improved. In contrast, the supply of potassium humate didn’t influence on soil pH but improved the available nutrient contents in soil, plant height, total fruit/plant, and increased yield from 33% to 58%. Statistical analysis revealed that there was an interaction between the rate of biochar and potassium humate in terms of soil pH, soil N, P, K nutrients.

Keywords: rice husk biochar, cherry tomato, potassium humate, Solanum lycopersicum M.

 

Người phản biện:

  1. Nguyễn Minh Đông

Email: nmdong@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 09/7/2021

Ngày thông qua phản biện: 31/8/2021

Ngày duyệt đăng: 06/9/2021

024 3821 0374