Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, TỈNH AN GIANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, TỈNH AN GIANG

Trình Thị Thanh Thương, Võ Thế An, Trần Thanh Thiện, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Võ Quang Minh

Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, Email: thuongb1606515@student.ctu.edu.vn

 

TÓM TẮT

Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng về nguồn tài nguyên cây dược liệu tại vùng sinh thái rừng tràm Trà Sư – An Giang, cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng cây dược liệu, qua đó đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn vùng sinh thái hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; khảo sát thực địa điều tra phỏng vấn nông hộ; thu mẫu định danh; và phân tích thống kê. Kết quả cho thấy đây là vùng đất phèn nặng, có pH thấp, Al3+ trao đổi và acid tổng số đều cao. Cây dược liệu gồm 60 loài thực vật bậc cao, thuộc 40 họ, trong 02 ngành. Trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 92,5%, họ giàu nhất trong ngành này là họ Cúc (Asteraceae) chiếm 13,33%. Các loài cây dược liệu ghi nhận được có 06 dạng sống chính và có 09 loài có tiềm năng khai thác và phát triển. Mặc dù cây dược liệu khá đa dạng trên vùng đất phèn Trà Sư, tuy nhiên hiện nay chưa được chú trọng để bảo vệ, khai thác và phát triển. Do đó cần khuyến khích người dân trồng, bảo vệ và khai khác hiệu quả hơn cây dược liệu ở vùng đất phèn này, cũng như các biện pháp bảo tồn và phát triển.

Từ khóa: Trà Sư, cây dược liệu, đất phèn, rừng tràm.

 

The current status and and potential of exploiting and using of medicinal plants in the ecological area of Tra Su Melaleuca forest, An Giang province

Trinh Thi Thanh Thuong, Tran Thanh Thien, Pham Thi Thu Trang, Vo The An, Nguyen Ngoc Anh Thu, Vo Quang Minh

Departmnet of Land Resources, College of Environmen and Natural resources, Can Tho University

SUMMARY

The study is aimed to assest the current status of medicinal plant resources in the Tra Su – An GiangMelaleuca forests ecosystem, as well as the potential of exploiting and using medicinal plants, thereby proposing the strategies for better management and conservation. The research using secondary and primary data collection methods; on farm interview; collecting samples; and statistical analysis. The results show that this area is heavy acid sulfate soil, which low in pH, high in exchangeable Al3+ and total acidity. The Medicinal plants include 60 species of higher plants, belonging to 40 families, in 02 branches. In which Magnolia (Magnoliophyta) accounted for 92.5%, the richest family is the Cuc (Asteraceae.), accounted for 13.33%. The medicinal plant species recorded have 06 main life forms and there are 09 species with potential for exploitation and development. Although medicinal plants are quite diverse on Tra Su acid sulfate soil, but currently not focused to protect, exploit and develop. Therefore, it is necessary to encourage people to plant, protect and exploit medical plants more effectively in this acid sulfate soil, as well as conservation and development.

Keywords: Tra Su, acid sulphate soil, Medicinal plants, Melaleuca forest.

 

Người phản biện: GS.TSKH. Phan Liêu

Email: phlieu-iege-vn@vnn.vn

Ngày nhận bài: 28/10/2019

Ngày thông qua phản biện: 26/3/2020

Ngày duyệt đăng: 27/3/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374