Home / Tin tức / ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Minh Thông1, Phan Trung Hiền2

1Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ, email: nguyenminhthongvn89@gmail.com

2Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, email: pthien@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng hệ thống tài liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy Probit nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn trong cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra quy hoạch sử dụng đất đai ở Cần Thơ đang chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng công nghiệp – thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; song vẫn duy trì cơ cấu đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (chiếm 80% diện tích tự nhiên). Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất có một số khó khăn chính gồm điều kiện kinh tế (vốn thực hiện quy hoạch, ngân sách bồi thường và thu nhập người dân), điều kiện xã hội (chính sách, học vấn, hạ tầng kỹ thuật và xã hội). Qua tham vấn chuyên gia và người dân, nghiên cứu đã đề xuất 10 biến độc lập được phân tích trong mô hình hồi quy Probit, trong đó xác định được 7 biến có ảnh hưởng (có ý nghĩa thống kê) đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Cần Thơ. Trọng số mức độ quan tâm (xếp theo thứ tự) của người dân về khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Cần Thơ như sau: vốn, chính sách, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, học vấn và thu nhập.

Từ khóa: chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai, quản lý nhà nước, quản lý đất đai, thành phố Cần Thơ.

 

Advantages and disadvantages in the state management mechanism on land use planning in Can Tho city

Nguyen Minh Thong1, Phan Trung Hien2

1Inspection Committee, Communist Party of Can Tho;

2Faculty of Law, Can Tho University

SUMMARY

This reseach used descriptive statistical approasch and the Probit regression model to analyze factors leading to advantages and disadvantages in state management mechanism on land use planning in Can Tho city. The research results show that the land use planning in Can Tho city is changing towards the direction of economic structure increasing the proportion of industry – trade – service. Economic structure gradually reducing agriculture. But agricultural land structure still maintain accounting for high proportion (about 80% of the natural area. There are major constraints including economic conditions (investment, damages, local resident’s income) and social conditions (land policy, society infrastructure, technical infrastructure and education levels). Through consultation with experts and researched local resident, 10 independent variables were proposed to be included in the Probit model, with 7 (variables has statistical significance) variables affecting the implementation of land use planning in Can Tho city. The weight of local resident’s concern about the impact of factors on the implementation of the land use plan in Can Tho city is as follows: investment, land policy, land area owned, social infrastructure, technical infrastructure, education levels and local resident’s income.

Keywords: Can Tho city, land use planning, state management, land management, land policy.

 

Người phản biện:

GS.TS. Lê Quang Trí; email: lqtri@ctu.edu.vn

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí; email: vpdtri@ctu.edu.vn

Ngày nhận bài: 19/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 11/11/2020

Ngày duyệt đăng: 11/11/2020

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374