Home / Tin tức / CHUYỂN ĐỔI CHÚ DẪN BẢN ĐỒ ĐẤT PHÂN LOẠI THEO HỆ THỐNG WRB 2006 SANG ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT (FCC) CANH TÁC LÚA TỈNH AN GIANG

CHUYỂN ĐỔI CHÚ DẪN BẢN ĐỒ ĐẤT PHÂN LOẠI THEO HỆ THỐNG WRB 2006 SANG ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT (FCC) CANH TÁC LÚA TỈNH AN GIANG

Thái Thành Dư1, Võ Quang Minh1, Phạm Thanh Vũ1, Nguyễn Thị Hà Mi1, Nguyễn Minh Trang2, Nguyễn Ngọc Mộng Kha3, Nguyễn Thị Phương Đài4
Trường Đại học Cần Thơ.
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.
3 Sở Khoa học Công nghệ An Giang.
4 Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích: chuyển đổi bản đồ đất sang bản đồ FCC và xác định các trở ngại của đất trồng lúa tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu và thu thập thông tin; xác định mối quan hệ giữa hệ thống WRB và FCC; chuyển đổi và đánh giá độ phì. Kết quả đã xác định được 12 loại độ phì cho canh tác lúa (CCC, LLC, LCC, CCCf-, OOCf-, LSkeoS, LRkeoR, SkeoSkeoS, LCioC, La-pLa-Cc-, La-pLa-fC, Ca-pCa-Cc-). Qua đó cho thấy việc canh tác lúa ở An Giang thường gặp nhiều trở ngại. Đối với tầng đất mặt (0 – 20 cm) có 6 trở ngại: Có khả năng bị xói mòn do nước (LC), Khả năng cung cấp chất khoáng thấp (k), Khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp (e), Carbon hữu cơ thấp (o), Đất chua ít (a-) và Thiếu lân (p). Đối với tầng đất dưới tầng mặt (20 – 50 cm) có 7 trở ngại: Có khả năng bị xói mòn do nước (LC), Khả năng cố định lân cao (i), Carbon hữu cơ thấp (o), Khả năng cung cấp chất khoáng thấp (k), Khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp (e), Đất chua ít (a-) và Phèn tiềm tàng, khả năng giải phóng Fe2+, Al3+ (f). Đối với tầng đất dưới (50 – 100 cm), đã xác định được 2 trở ngại là Phèn hoạt động, khả năng ngộ độc Fe2+, Al3+ (c-) và Phèn tiềm tàng, khả năng giải phóng Fe2+, Al3+ (f-).
Từ khóa: Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới, 2006, phân loại độ phì đất, canh tác lúa, An Giang.

Converting the soil map legend according to WRB (2006) to fertility capability classification for rice cultivation in An Giang province
Thai Thanh Du1, Vo Quang Minh1, Pham Thanh Vu1, Nguyen Thi Ha Mi1 , Nguyen Minh Trang2, Nguyen Ngoc Mong Kha3 , Nguyen Thi Phuong Dai4
1 Can Tho University
2 Department of Agriculture and Rural Development An Giang province
3 Department of Science and Technology of An Giang province
4 Department of Resources and Environment of An Giang province
SUMMARY
The study was conducted for the purpose of converting the soil map to the FCC map and identifying constraints of rice land in An Giang province. The study used methods of document inheritance and information gathering; Identifying the relationship between WRB and FCC systems; converting and evaluating soil fertility. The results have identified 12 types of fertility (CCC, LLC, LCC, CCCf-, OOCf-, LSkeoS, LRkeoR, SkeoSkeoS, LCioC, La-pLa-Cc-, La-pLa-fC, Ca-pCa-Cc-) for rice cultivation. This shows that rice farming in An Giang often faces many obstacles. For the topsoil (0 – 20 cm) there are 6 obstacles, including the possibility for water erosion (LC), Ability of low mineral supply (k), Ability of low nutrient retention (e), Low organic carbon (o),Slightly acid sulfate soils (a-), Possibility of lack of P (p-). For the subsoil (20 – 50 cm) there are 7 obstacles, including the possibility for water erosion (LC), High P fixation (i), Low organic carbon (o), Ability of low mineral supply – (k), Ability of low nutrient retention (e), Slightly acid sulfate soils (a-), Potential acid sulfate, ability to liberate Fe2+, Al 3+ (f). For the soil layer (50 – 100 cm), two obstacles have been identified, including Actual acid sulfate, high toxicity of Fe, Al (c-) and Potential acid sulfate, ability to liberate Fe2+, Al 3+ (f-).
Keywords: WRB (2006), fertility, capability, classification, rice cultivation, An Giang province.

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt
Cơ quan: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 5/02/2018
Ngày thông qua phản biện: 10/7/2018
Ngày duyệt đăng: 05/9/2018

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374